• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Phác đồ gây mê hồi sức trẻ em

  • PDF.

Bs CKI Lê Tấn Tịnh - Khoa GMHS

Gây mê hồi sức (GMHS) trẻ em là một loại gây mê đặc biệt, việc điều khiển thành công cuộc GMHS trẻ em phụ thuộc việc đánh giá đúng về sinh lý, giải phẫu, và đặc điểm dược lý theo mỗi nhóm tuổi. Chính các đặc điểm khác nhau giữa trẻ em và người lớn đòi hỏi sự thay đổi về phương tiện và kỹ thuật gây mê. Hơn nữa, những bệnh nhân trẻ em còn đòi hỏi chiến lược thống nhất giữa gây mê và phẫu thuật.

I. Thăm khám trước mổ:

Nhằm khai thác tiền sử bệnh của gia đình và bản thân trẻ đẻ có sự chuẩn bị thích hợp. Thăm khám toàn thân, đánh giá thể trạng, làm các xét nghiệm cơ bản, chuẩn bị về mặt tâm lý, chế độ ăn uống cho trẻ và chiến lược gây mê.

children

II. Kỹ thuật tiến hành:

1. Chuẩn bị dụng cụ, máy móc:

  • Hệ thống nữa kín thường dùng cho trẻ lớn.
  • Hệ thống Mapleson D và hệ thống van chữ T (T piece system) hay được dùng cho trẻ em vì khoảng chết và sức cản của nó nhỏ.
  • Ống nội khí quản nhiều cở
  • Đèn soi thanh quản nên dùng loại cán nhỏ gọn, với trẻ sơ sinh cần đèn lưỡi thẳng (Miller hoặc Wis-Hipple), monitoring, ống nghe tim phổi.
  • Thuốc men gây mê, thuốc hồi sức cấp cứu.
  • Oxy nguồn (có hệ thống làm ấm).
  • Máy gây mê –bình bốc hơi (Isoflurane ,Sevoflurane) máy hút đờm giải, sonde hút, sonde oxy, Mask oxy
  • Hệ thống điều khiển nhiệt độ

2. Kỹ thuật khởi mê:

Khi gây mê toàn thể người ta có thể dùng kỹ thuật gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê hô hấp. Việc khởi mê theo cách nào còn tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng của trẻ và kinh nghiệm, sự ưa thích của người gây mê, trong một số trường hợp có thể khởi mê theo đường tiêm bắp.

Bệnh nhân được khởi mê với thuốc mê hơi Sevoflurane để đặt nội khí quản có hoặc không có giãn cơ (Norcuron, Esmeron, suxamethonium).

Trẻ 5-10 tuổi. Khởi mê có thể cho thuốc mê đường tĩnh mạch như :

  • Propofol 2-2,5 mg/kg.
  • Etomidate  0,25-0,4 mg/kg.
  • Ketamin 1,5-2 mg/kg.

Cần chú ý: Tiền mê đúng liều, đúng giờ. Khởi mê trẻ ngủ say đạt độ mê, giãn cơ tốt, đặt NKQ thao tác nhanh, gọn, chính xác, nhẹ nhàng, đảm bảo vô khuẩn. Tránh kích thích, co thắt, phù nề thanh quản.

3. Duy trì mê:

Khi duy trì mê chúng ta phải đảm bảo đủ các yếu tố của “gây mê cân bằng” đó là: mê-giảm đau-giãn cơ, vì vậy cần điều chỉnh các thuốc cho phù hợp.

Việc duy trì mê cho trẻ em cũng dùng các thuốc như dùng cho người lớn.Khi dùng các thuốc mê hô hấp thì nồng độ phế nang tối thiểu (MAX) dùng cho trẻ em thường cao hơn người lớn.

* Theo dõi :

  • Luôn đặt ống nghe trước ngực để theo dõi cường độ nhịp tim (Dù có ECG).
  • Quan sát màu sắc da, mạch, huyết áp, nhiệt độ nhịp thở.Theo dõi lượng máu mất để bù kịp thời. Máu mất ≥ 10% lượng máu cơ thể phải bù ngay. Lượng nước truyền trong mổ 5-10 ml/kg.
  • Lượng nước tiểu bình thường ở trẻ 1ml/kg/giờ.

* Rút nội khí quản:

  • Trẻ em thường có xu hướng co thắt thanh quản sau rút ống.
  • Trước khi rút ống phải chuẩn bị dụng cụ để đặt lại nếu cần.
  • Hút sạch đờm giải.
  • Bệnh tỉnh hoàn toàn, nhất là những trường hợp đặt NKQ khó, bệnh mổ cấp cứu.
  • Sau rút ống cho trẻ thở Oxy ít nhất 20-30 phút mới chuyển qua hồi sức.

* Giai đoạn hồi tỉnh cần theo dõi kỹ :

  • Hô hấp.
  • Tuần hoàn.
  • Thân nhiệt.

Tài Liệu Tham Khảo: Bài giảng GMHS - ĐHY Hà Nội

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 19:13

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Phác đồ gây mê hồi sức trẻ em