• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hỏi đáp cùng bác sĩ: Adenomysosis

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

1. Adenomyosis là bệnh nguy hiểm không ?

Adenomyosis là tình trạng nội mạc tử cung xuyên qua thành cơ của tử cung. Adenomyosis có thể gây ra chuột rút khi hành kinh, trì nặng vùng bụng dưới và đầy hơi trước kỳ kinh và có thể dẫn đến đau bụng kinh nặng nề. Tình trạng đau có thể lan tỏa trên toàn bộ tử cung hoặc khu trú tại một điểm.

Mặc dù adenomyosis được xem là một tình trạng lành tính (không đe dọa đến tính mạng), cơn đau thường xuyên và chảy máu nhiều liên quan đến nó có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

2. Khi bị Adenomyosis, người phụ nữ biểu hiện thế nào?

Một số phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh adenomyosis không có triệu chứng, số khác mắc căn bệnh này có thể biểu hiện:

  • Chảy máu kinh nguyệt nặng, kéo dài
  • Đau bụng kinh nghiêm trọng, đau như dao cứa vào vùng chậu.
  • Nặng bụng và đầy hơi, cơn co thắt nặng vùng chậu.

ademo

3. Những người nào có nguy cơ mắc bệnh Adenomyosis?

Adenomyosis là một tình trạng phổ biến. Nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ trung niên và phụ nữ đã có con. Một số nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ đã từng phẫu thuật tử cung trước đó có thể có nguy cơ mắc bệnh adenomyosis.

Mặc dù nguyên nhân gây ra adenomyosis vẫn chưa được biết, nhưng các nghiên cứu đã gợi ý rằng nhiều loại hormone - bao gồm estrogen, progesterone, prolactin và hormone kích thích buồng trứng - có thể gây ra tình trạng này.

4. Làm thế nào để chẩn đoán Adenomyosis ?

Cho đến gần đây, cách duy nhất để chẩn đoán adenomyosis là thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung và sinh thiết mô bệnh hoc tử cung . Tuy nhiên, công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện nay đã giúp các bác sĩ có thể nhận ra adenomyosis mà không cần phẫu thuật. Sử dụng MRI hoặc siêu âm qua âm đạo , các bác sĩ có thể thấy các đặc điểm của bệnh trong tử cung.

Nếu bác sĩ nghi ngờ adenomyosis, bước đầu tiên là khám lâm sàng . Khám vùng chậu có thể cho thấy tử cung to và mềm. Siêu âm có thể cho phép bác sĩ nhìn thấy tử cung, niêm mạc và thành cơ tử cung không đồng nhất. Siêu âm không thể chẩn đoán chắc chắn adenomyosis nhưng có thể giúp loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự.

ademo2 

Hình ảnh siêu âm tử cung to, mất ranh giới giữa cơ và nội mạc tử cung

MRI - chụp cộng hưởng từ - có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán adenomyosis ở phụ nữ bị chảy máu tử cung bất thường.

Vì các triệu chứng rất giống nhau nên adenomyosis thường bị chẩn đoán nhầm là u xơ tử cung. Tuy nhiên, hai tình trạng bệnh không giống nhau. Trong khi u xơ là khối u lành tính phát triển trong hoặc trên thành tử cung, thì adenomyosis là một khối tế bào nội mạc lạc chỗ trong thành tử cung. Chẩn đoán chính xác là chìa khóa trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

5. Adenomyosis được điều trị như thế nào?

Điều trị adenomyosis phụ thuộc một phần vào các triệu chứng lâm sàng, tuổi và tình trạng sinh sản của người phụ nữ. Các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc  giảm đau không kê đơn và sử dụng miếng đệm sưởi ấm để giảm bớt chuột rút và co thắt khi đau bụng kinh.

Thuốc kháng viêm . Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm không steroid ( NSAID ) để giảm đau nhẹ liên quan đến adenomyosis. NSAID thường được bắt đầu từ một đến hai ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt của bạn và tiếp tục trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên có thể gây đau dạ dày nên cần chú ý tiền sử của bệnh.

Liệu pháp hormone . Các triệu chứng như kinh nguyệt nặng nề hoặc đau đớn có thể được kiểm soát bằng các liệu pháp nội tiết tố như vòng tránh thai giải phóng levonorgestrel (dụng cụ tử cung), chất ức chế aromatase và GnRH đồng vận.

Thuyên tắc động mạch tử cung. Trong quy trình xâm lấn tối thiểu này, thường được sử dụng để giúp thu nhỏ u xơ, các hạt nhỏ được sử dụng để chặn các mạch máu cung cấp lưu lượng máu nuôi các khối adenomyosis. Các hạt được dẫn qua một ống nhỏ được bác sĩ X quang đưa vào động mạch đùi của bệnh nhân. Khi nguồn cung cấp máu bị cắt đứt, adenomyosis thu nhỏ lại. 

Cắt bỏ nội mạc tử cung. Thủ tục xâm lấn tối thiểu này phá hủy niêm mạc tử cung. Cắt bỏ nội mạc tử cung đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ở một số bệnh nhân khi adenomyosis chưa thâm nhập sâu vào thành cơ tử cung.

6. Adenomyosis có gây vô sinh không?

Bởi vì nhiều phụ nữ bị adenomyosis cũng bị lạc nội mạc tử cung nên rất khó để nói chính xác adenomyosis có thể đóng vai trò gì trong các vấn đề sinh sản . Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng adenomyosis có thể góp phần gây vô sinh.

7. Adenomyosis có thể được chữa khỏi?

Phương pháp chữa trị dứt điểm duy nhất cho adenomyosis là cắt bỏ tử cung  Đây thường là phương pháp điều trị được lựa chọn cho những phụ nữ có triệu chứng trầm trọng như đau hố chậu quá mức hoặc ra máu âm đạo bất thường lượng nhiều.

Nguồn:https://www.webmd.com/women/guide/adenomyosis-symptoms-causes-treatments


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 19 Tháng 11 2022 09:04

You are here Đào tạo Tập san Y học Hỏi đáp cùng bác sĩ: Adenomysosis