• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

                                                  Bs Trần văn Thành và Cs

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012, có 7 bệnh nhân điểm số ASA I hoặc II được mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản và cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống tại bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Kết quả: tất cả các trường hợp đều thực hiện thành công bằng nội soi sau phúc mạc dưới gây tê tủy sống.. Thời gian mổ trung bình 58,25 phút ( 35- 120). Điểm đau trung bình theo thang điểm VAS sau mổ 4 giờ: 1,5 (1-3), 8 giờ: 2,5 (1-4), 12 giờ: 1,7 (1-3),  và thời điểm  24 giờ là 1 (0-2 ). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình  5,28 ngày (4-7 ngày). Tất cả các trường hợp đều hài lòng cả trong và sau mổ.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản đoạn hông lưng hoặc cắt chỏm nang thận dưới gây tê tủy sống là khả thi và hiệu quả ở  những  bệnh nhân được lựa chọn. 

Noisoi11

Hình minh họa

Mời các bạn xem tiếp toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 2 2014 17:39

Hội chứng HELLP

  • PDF.

Bs Bùi Văn Duy Phúc - Khoa Sản

Hội chứng HELLP được Weinstein mô tả lần đầu tiên năm 1982, gồm 3 dấu chứng sinh hóa là: HEMOLYSIS- tán huyết, ELEVATED LIVER ENZYMES- tăng men gan, LOW PLATELET COUNT- tiểu cầu thấp.

Hội chứng HELLP xuất hiện mang tính sắc tộc, chủng tộc, tầng lớp kinh tế xã hội và độ tuổi. HELLP biểu hiện trên cả sản phụ con so và con rạ. Bệnh thường diễn tiến nhanh và xảy ra  biến chứng nặng có thể đe dọa tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời làm cải thiện đáng kể bệnh suất và tử suất. Khoảng 70% trường hợp xảy ra trước sinh, phần lớn trong khoảng 27 – 37 tuần; phần còn lại trong vòng 48 giờ sau sinh.

hellp4 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 21 Tháng 1 2014 17:22

Hướng dẫn thực hành lâm sàng về thông khí không xâm nhập

  • PDF.

 Ths Bs Lê Tự Định – Khoa ICU

Các khuyến cáo mới dựa trên cơ sở ngày càng có nhiều bằng chứng từ các tài liệu và sự thay đổi trong thực hành lâm sàng trong những năm gần đây, mô tả việc sử dụng các hình thức thở máy không xâm nhập trong các trường hợp sau phẫu thuật, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ở những bệnh nhân được cai thở máy thông thường, và ở những bệnh nhân có nguy cơ cao suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản .

"Thở máy không xâm nhập là một lựa chọn quan trọng trong việc xử trí bệnh nhân có nguy cơ hoặc có suy hô hấp trong môi trường chăm sóc đặc biệt, " Sean P. Keenan, tiến sỹ y khoa và các đồng nghiệp từ nhóm thử nghiệm Critical Care Canada về các phương thức thở máy không xâm nhập cho biết.

"Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng phương thức thở máy áp lực dương không xâm nhập (NPPV= noninvasive positive-pressure ventilation) và thông khí áp lực dương liên tục (CPAP= continuous positive airway pressure) qua mặt nạ đã tăng lên rất nhiều trong số những bệnh nhân bị bệnh cấp tính...Cả hai phương pháp thông khí đã được sử dụng để tránh đặt nội khí quản trong quần thể bệnh nhân khác nhau với thành công khác nhau ".

CPAP1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 1 2014 14:52

Sử dụng Acid tranexamic cho bệnh nhân chấn thương sọ não

  • PDF.

Khoa ICU

Bối cảnh: Tổn thương não sau chấn thương thường kèm theo chảy máu nội sọ có thể làm bệnh nhân trầm trọng hơn sau khi nhập viện. Tranexamic acid (TXA) đã được sử dụng để chứng minh làm giảm chảy máu trong phẫu thuật chọn lựa và có bằng chứng rằng sử dụng ngắn hạn TXA có thể làm giảm tái xuất huyết trong xuất huyết nội sọ tự phát. 

Một nghiên cứu nhằm mục đích xác định hiệu quả và an toàn của TXA trong việc ngăn ngừa xuất huyết nội sọ tiến triển trong CTSN.

Hanexic1

Phương pháp: Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược mù đôi. Nghiên cứu ghi nhận 238 bệnh nhân > 16 tuổi, bị CTSN mức độ vừa đến nặng (thang điểm Glasgow sau hồi sức là 4-12), có chụp CT scan não trong vòng tám giờ sau chấn thương và không có chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Loại trừ bệnh nhân nếu họ có rối loạn đông máu hoặc creatinine huyết thanh > 2,0 mg%. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 1 2014 15:16

Tương tác gan tim trong suy tim

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Nội Tim mạch

Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chính gây nhập viện thường xuyên, chất lượng cuộc sống sút kém và rút ngắn tuổi thọ. Suy tim làm mất khả năng trường diễn đáp ứng yêu cầu trao đổi chất của các cơ quan đích và cơ xương. Y văn học hiện nay thiếu các bài tổng quan về ảnh hưởng suy tim trên chức năng gan. Trong bài báo này, tác giả tóm tắt các tài liệu sẵn có với hy vọng làm nổi bật sự khác biệt quan trọng trong biểu hiện lâm sàng, kết quả mô học và thông số sinh hóa của bệnh nhân có biểu hiện tổn thương gan cấp tính và mạn tính thứ phát do suy tim. Các tác giả tiếp tục thảo luận về sử dụng các xét nghiệm chức năng gan như một chỉ dấu tiên lượng ở bệnh nhân suy tim, cũng như những tác động của tổn thương gan trên chuyển hóa thuốc ở các bệnh nhân này. Cuối cùng, tác giả đưa ra kiến nghị liên quan đến việc xử lý của cả hai loại tổn thương gan ở những bệnh nhân suy tim.

suytim11

Mời các bạn xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 1 2014 12:52

You are here Đào tạo Tập san Y học