• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Phân loại chấn thương cột sống lưng – thắt lưng theo Francis Denis.

  • PDF.

Bs Lê Thanh Hùng - Khoa Ngoại CT

I. Mở đầu:

Chấn thương cột sống (CTCS) lưng – thắt lưng là loại chấn thương gặp ngày càng nhiều trong cuộc sống. Cơ chế dẫn đến chấn thương phức tạp, hình thái của tổn thương cột sống đa dạng nên khó khăn cho việc phân loại chấn thương. Năm 1983, Francis Denis đã đưa ra khái niệm “ba cột trụ” và cách phân loại CTCS lưng – thắt lưng mới. Cách phân loại này đã giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán, điều trị CTCS lưng – thắt lưng sau này và được nhiều phẫu thuật viên cột sống áp dụng.

II. Khái niệm “Ba cột trụ” và độ vững của cột sống:

ctcotsong1  

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 19:49

Sử dụng lợi tiểu và siêu lọc trong suy tim mất bù cấp

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Khoa Nội TM

Suy tim mất bù cấp (STMBC) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng với tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và chi phí điều trị ngày càng tăng cao, chiếm khoảng 75% gánh nặng kinh tế dành cho chăm sóc bệnh nhân suy tim. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, song tiên lượng của BN STMBC vẫn còn kém, với tỷ lệ tử vong nội viện khoảng 4%, tái nhập viện trong 30 ngày 23% và tỷ lệ tử vong 6 tháng đến 20%, tất cả đều cao hơn hẳn so với nhồi máu cơ tim. Sự ứ dịch và sung huyết là lý do nhập viện của 90% trường hợp, mức độ sung huyết nặng hơn liên quan với kết cục xấu hơn.

suytimloi1

Theo phân loại hiện nay, STMBC được chia thành 4 giai đoạn huyết động phụ thuộc vào chỉ số tim (CI) và áp lực mao mạch phổi bít (PCWP) (bảng 1). CI thể hiện mức độ tưới máu, bệnh nhân (BN) “ấm hay lạnh” (warm-cold) phụ thuộc vào sự hiện hữu của giảm tưới máu; khi CI <2.2 L/min/m2 cảnh báo “lạnh” của giảm tưới máu. Những triệu chứng và dấu hiệu của giảm tưới máu bao gồm mệt lã, huyết áp thấp, lạnh đầu chi, suy giảm chức năng thận, rối loạn tri giác...Còn PCWP thể hiện tình trạng dịch của cơ thể, BN “khô hay ướt” (dry- wet) phụ thuộc vào sự hiện diện của triệu chứng phù (khi PCWP >18 mmHg). Những triệu chứng và dấu hiệu của quá tải thể tích bao gồm ho, khó thở, khó thở kịch phát về đêm, tăng áp lực tĩnh mạch cổ, phù ngoại biên, gan lớn...(bảng 1).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 4 2014 15:58

Thấu hiểu về Tim mạch học-Ung thư: Rung nhĩ trong ung thư

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Khoa Nội TM

GIỚI THIỆU

Rung nhĩ là rối loạn nhịp bền bỉ phổ biến nhất ảnh hưởng đến 1,5-2 % dân số chung, tỷ lệ này tăng lên đến 10% ở tuổi 80 và 18% ở tuổi 85. Ngoài lão hóa, một số bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh van tim và còn có tình trạng không do tim mạch chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính, đái tháo đường, bất thường điện giải, rối loạn chức năng tuyến giáp và bệnh thận mãn tính làm phát sinh rung nhĩ. Cùng với sự biểu hiện ngày càng tăng của khối u ác tính ở người già và cùng với sự tồn tại của các điều kiện khác làm dễ mắc rung nhĩ ở bệnh nhân ung thư, mối liên kết giữa hai điều kiện được dự kiến​​. Mặt khác, rung nhĩ tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, bao gồm cả nguy cơ gấp năm lần đột quỵ và nguy cơ gấp ba lần suy tim cũng như tỷ lệ tử vong tăng gấp đôi. Vì vậy, rung nhĩ biểu hiện như một yếu tố bổ sung ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh ác tính và là một thách thức cho việc quản lý điều trị bệnh nhân ung thư.

rungnhiungthu1  

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 4 2014 17:00

Ung thư đại trực tràng (Colorectal Cancer) p.5

  • PDF.

Bs Trần Quốc Chiến - Khoa Ung bướu

PHẦN V: CÁC PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

KIỂM SOÁT BỆNH TẠI CHỖ VÀ TẠI VÙNG

Hầu hết bệnh nhân ung thư đại trực tràng biểu hiện ở giai đoạn mà tất cả khối u về mặt đại thể có thể cắt bỏ được. Tuy nhiên, gần như một nữa bệnh nhân đã trải qua việc phẫu thuật cắt bỏ triệt căn cuối cùng đều chết do tình trạng bệnh di căn, như là kết quả của tình trạng bệnh vi di căn còn sót lại mà không có bằng chứng tại thời điểm phẫu thuật. Nếu việc cắt bỏ toàn bộ về mặt đại thể được hoàn thành, nguy cơ tái phát có thể được ước đoán dựa vào việc phân chia giai đoạn bệnh học. Những bệnh nhân được nhận thấy có nguy cơ tái phát tương đối cao dựa vào giai đoạn lâm sàng hoặc giai đoạn bệnh học cũng có thể được cân nhắc  điều trị tại chỗ thêm nữa theo hình thức xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật, hóa trị bổ trợ hệ thống, hoặc cả hai.

ungthudtt1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 4 2014 13:26

Hướng dẫn mới theo tiêu chuẩn Châu Âu về điều trị hạ natri máu

  • PDF.

Bs Nguyễn Gia Hoàng Anh - Khoa ICU

Cuối tháng 2/2014, trên tờ tạp chí Nội tiết Châu Âu (European Journal of Endocrinology) có đăng tải hướng dẫn mới về chẩn đoán, phân loại và điều trị hạ natri máu. Toàn văn hướng dẫn chủ yếu nhấn mạnh trọng tâm vào việc xử trí bệnh nhân một cách toàn diện chứ không chỉ đề cập đơn thuần đến những kỹ thuật nâng nồng độ natri trong máu.

Theo giáo sư Goce Spasovski, từ State University Hospital Skopje, Macedonia, và các đồng sự: "Hạ natri máu, được định nghĩa là nồng độ natri huyết thanh dưới 135 mmol/L, là rối loạn phổ biến nhất về cân bằng nước- điện giải gặp phải trong thực hành lâm sàng."

hanatri1

Nhóm này cũng nhấn mạnh "Nó có thể dẫn đến một chuỗi các triệu chứng lâm sàng, từ nhẹ đến nặng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng, và có liên quan đến sự tăng tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và số ngày nằm viện của bệnh nhân. Mặc dù vậy, việc điều trị các bệnh nhân vẫn còn là một vấn đề cần giải quyết”.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 04 Tháng 4 2014 12:32

You are here Đào tạo Tập san Y học