• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Thiếu hụt 25-hydroxyvitamin D và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - ICU

Giới thiệu

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo. Các tế bào khắp cơ thể, bao gồm cả tim, não, đại tràng, và hệ thống miễn dịch đều có thụ thể vitamin D, và nó đóng vai trò quan trọng về mặt miễn dịch. Các thụ thể hạt nhân này nằm trên bề mặt của nhiều tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T, bạch cầu trung tính và các tế bào trình diện kháng nguyên, và có hoạt tính trong điều hòa gen. Khi vitamin D được chuyển sang dạng hoạt động là 1,25- dihydroxyvitamin D trong các tế bào, nó điều biến cả hai phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Sự thiếu hụt vitamin D liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, u ác tính, và bệnh đa xơ cứng. Nó cũng đi kèm với các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao và cúm theo mùa.

VitaminD

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 19 Tháng 10 2014 08:48

Thức tỉnh trong gây mê và sự cần thiết để trang bị những phương tiện hiện đại (TCI, BIS, ENTROPY) để theo dõi độ mê trong mổ

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

-Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GMHS và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Như đã biết tần suất thức tỉnh trong gây mê với hiện tượng nhớ lại các sự kiện (recall) trong lúc mổ (nhớ tiềm ẩn (implicit memory) và nhớ rõ ràng (explicit memory)) khoảng 0,2-3%, nhưng có thể >40% ở một số BN có nguy cơ cao như đa chấn thương, mổ bắt con trong sản khoa, mổ tim với huyết động không ổn định…

-Đánh giá độ mê để diều chỉnh các thuốc mê trên lâm sàng :

+Giai đoạn khởi mê: dựa vào bảng điểm MOAAS (Modified Observer’s Assessment of Alertness/Sedation) để đánh giá mức độ an thần và mất phản xạ mi mắt.

  • OAAS 5: tỉnh hoàn toàn, đáp ứng ngay khi gọi tên bằng giọng bình thường.
  • OASS 4: đáp ứng chậm, mơ hồ khi gọi tên bằng giọng bình thường.
  • OASS 3: chỉ đáp ứng khi gọi tên to hoặc gọi nhắc lại.
  • OASS 2: chỉ đáp ứng khi gọi tên to và lay nhẹ.
  • OASS 1: không đáp ứng khi gọi tên to và lay mạnh.

+Giai đoạn duy trì mê: dựa vào sự thay đổi của huyết áp, nhịp tim, vã mồ hôi, chảy nước mắt (Thang điểm PRST(Systolic blood Pressure, Heart Rate, Sweating, Tear  của Evan)) và cử động của bệnh nhân.

thuctinh1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 10 2014 15:05

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier

  • PDF.

Bs CKI Dương Quốc Trung - Ngoại TH

I. Đại cương:

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nặng nề, đe dọa sự sống còn của người bệnh. Năm 1764, Baurienne lần đầu tiên mô tả bệnh lý không rõ căn nguyên,tiến triển nhanh làm hoại tử phần mềm chung quanh bộ phận sinh dục nam và tầng sinh môn. Năm 1988, Jean Alfred Fournier – 1 bác sĩ thú y người Pháp - mô tả chi tiết căn bệnh này, mà về sau tên ông được đặt cho bệnh lý này. Fournier là căn bệnh xảy ra đột ngột, là sự nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn,bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Bệnh không chỉ gặp ở nam thanh niên mà còn gặp ở nữ giới và nhiều lứa tuổi khác.

II. Bệnh nguyên:

Nguồn gốc bệnh bắt nguồn từ nhiễm trùng quanh hậu môn-trực tràng, bệnh lý đường tiết niệu và da cơ quan sinh dục ngoài.

Những bệnh ký nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng bao gồm: nứt kẻ hậu môn, abcess tầng sinh môn, abcess quanh trực tràng, thủng đại trực tràng do viêm nhiễm, bệnh lý ác tính, túi thừa hay do chấn thương. Viêm ruột thừa biến chứng thậm chí có thể gây bệnh lý Fournier.

Những bệnh lý đường tiết niệu gồm có: viêm nhiễm niệu đạo, chấn thương đường tiết niệu, viêm mào tinh, đặt sonde tiểu kéo dài dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, tổn thương niệu đạo do nong, sinh thiết tiền liệt tuyến.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:28

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị gãy Le Fort II bằng nẹp vis

  • PDF.

Bs CKII Phan Văn Trương - Khoa RHM

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 09 Tháng 10 2014 19:24

Từ hội chứng chuyển hóa đến đái tháo đường và bệnh tim mạch

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Lương Thảo - Khoa Nội TM

1, Thay đổi lối sống giúp làm chậm tiến triển xuất hiện đái tháo đường 

Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm đáng kể quá trình tiến triển từ Hội chứng chuyển hóa thành Đái tháo đường. Một nghiên cứu trên những đối tượng thừa cân kèm giảm  dung nạp glucose và có biểu hiện của hội chứng chuyển hóa. Những đối tượng ở nhóm can thiệp được khuyến cáo về chế độ ăn và chương trình tập luyện thích hợp cho từng bệnh nhân với năm mục tiêu là: giảm cân, giảm lương chất béo ăn vào, giảm lượng chất béo no bão hòa, tăng chất xơ và tăng thời gian tập luyện (ít nhất 30 phút mỗi ngày). Có 86% đối tượng đã tăng tập luyện trong thời gian nghiên cứu trung bình 3,2 năm. Nnhững bệnh nhân này có nguy cơ mắc đái đường thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tập luyện thể lực (RR = 0,4; p< 0,001)

hcch2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 09:25

You are here Đào tạo Tập san Y học