• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Giảm tiểu cầu máu ngoại vi do truyền máu khối lượng lớn

  • PDF.

Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL) là truyền lớn hơn hoặc bằng 3000ml máu và chế phẩm máu trong vòng 24 giờ cho cùng một người bệnh. Đây là một phương pháp điều trị hữu hiệu trong những trường hợp mất máu cấp hay các phẫu thuật kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, máu lưu trữ thường hay thiếu hụt các yếu tố đông máu và chứa các chất hoá học trung gian và các enzyme (giải phóng ra trong quá trình bảo quản và lưu trữ máu) nên khi truyền cho người bệnh với số lượng nhiều chắc chắn sẽ gây ra những rối loạn đông cầm máu. Giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi cũng là một trong những biến chứng thường gặp do truyền máu khối lượng lớn.

images641551

Giảm số lượng tiểu cầu máu ngoại vi sau truyền máu khối lượng lớn thường do máu lưu trữ không còn tiểu cầu, do hòa loãng máu hay do cơ chế tự miễn dịch.

Nghiên cứu trên 30 người bệnh (13 nam và 17 nữ) truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 10/2010 đến tháng 09/2012, chúng tôi nhận thấy số lượng tiểu cầu giảm khác biệt (p < 0,01) ở cả hai thời điểm T1 (Ngay sau TMKLL) và T2 (24h sau TMKLL) so với thời điểm T0 trước truyền máu. Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Trung Phấn năm 2008 cũng cho kết quả tương tự.

Điều trị giảm tiểu cầu máu ngoại vi do truyền máu khối lượng lớn chủ yếu sử dụng máu tươi toàn phần, chế phẩm này vừa bổ sung tiểu cầu và các yếu tố đông máu, vừa hạn chế được tình trạng giảm tiểu cầu do hòa loãng máu; do đó, hạn chế các rối loạn đông chảy máu nói chung và các tai biến của nó.

ThS. BS. Phạm Thế Vĩnh

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 07:40

Các khuyến cáo của WHO trong phòng ngừa và điều trị băng huyết sau sinh năm 2012

  • PDF.

Ths Nguyễn Thị Kiều Trinh

Dịch từ WHO recommendations for the prevention and treatment of postpartum haemorrhage - 2012

A.  Khuyến cáo trong dự phòng Băng huyết sau sanh

1.Việc sử dụng thuốc tăng go tử cung để phòng ngừa băng huyết sau sanh trong giai đoạn ba chuyển dạ được khuyến cáo cho các cuộc đẻ. (Khuyến cáo mạnh,  chứng cứ  mức độ trung bình)

2. Oxytocin (10 IU, IV / IM) là loại thuốc co hồi tử cung được đề nghị để phòng ngừa băng huyết sau sanh, (Khuyến cáo mạnh, chứng cứ mức độ trung bình)

Oxytocin-Bottle

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 07 Tháng 3 2013 14:59

Tiểu không kiểm soát khi gắng sức

  • PDF.

Ths Nguyễn Thị kiều Trinh - Khoa Sản

Nguyên nhân

Để giữ nước tiểu và kiểm soát đi tiểu, cấu trúc và hoạt động thần kinh của bàng quang phải bình thường.

Bàng quang người trưởng thành trung bình có thể chứa 350 ml - 550 ml nước tiểu. Hai cơ liên quan trong việc kiểm soát dòng nước tiểu:

  • Cơ thắt, là một cơ hình vòng tròn xung quanh niệu đạo, có tác dụng thắt lại để nước tiểu không rò rỉ ra ngoài.
  • Detrusor, đó là cơ thành bàng quang, giúp bàng quang có thể mở rộng.
sontieugangsuc1

Trong tiểu không kiểm soát do gắng sức (stres urinary incontinence: SUI),  các cơ thắt vùng chậu, các dây chằng và hệ thống nâng đỡ bàng quang và niệu đạo suy yếu. Cơ vòng niệu đạo không thể ngăn chặn nước tiểu chảy khi áp lực ổ bụng tăng lên (như cười, khi ho, hoặc nâng một cái gì đó nặng).. Sự suy yếu các cơ thắt có thể được gây ra bởi:

  • Sinh đẻ
  • Tổn thương vùng niệu đạo
  • Một số loại thuốc
  • Phẫu thuật ở tuyến tiền liệt hay vùng xương chậu

SUI là loại phổ biến nhất của tiểu không tự chủ ở phụ nữ. SUI thường gặp ở những phụ nữ đã hơn một lần mang thai và sinh ngã âm đạo. Nó cũng phổ biến ở những phụ nữ có sa thành âm đạo, sa bàng quang, niệu đạo, hoặc sa trực tràng (sa hoặc dãn vùng chậu).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 3 2013 21:02

Can thiệp mạch vành qua da theo đường động mạch quay có thể thực hiện ở bệnh nhân choáng tim

  • PDF.

Reuters Health Information, Feb 15, 2013

Theo những nghiên cứu từ Canada và Cộng hòa Czech, can thiệp mạch vành qua da (PCI) theo đường động mạch (ĐM) quay thường an toàn và khả thi ở những bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) biến chứng choáng tim. Một số phân tích gộp cho thấy so với đường ĐM đùi, PCI qua đường ĐM quay giúp giảm nguy cơ chảy máu và truyền máu, nhưng phần lớn các nghiên cứu này đều loại trừ nhóm BN bị choáng tim.

dmquay

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 02 Tháng 3 2013 10:35

Định nghĩa toàn cầu lần thứ 3 về nhồi máu cơ tim của ESC/ACCF/AHA/WHF

  • PDF.

Bs. CKII Trần Lâm

Nguồn: *Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert et al. Third universal definition of myocardial infarction. Eur Heart J (2012, doi: 10.1093/eurheartj/ehs184.

*Francisco Moscoso Costa1, Jorge Ferreira1, Carlos Aguiar et al. Impact of ESC/ACCF/AHA/WHF universal definition of myocardial infarction on mortality at 10 years. Eur Heart J (2012) 33 (20): 2544-2550.

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong và tàn phế.  Định nghĩa lần thứ nhất năm 2000 và lần thứ 2 năm 2007 trên cơ sở đồng thuận cao của các tổ chức Hội tim mạch Châu Âu (ESC), Trường môn hiệp hội tim mạch Mỹ (ACCF), Hội tim mạch Mỹ (AHA) và Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF) chủ yếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, ECG đặc hiệu, tăng các chỉ điểm hóa sinh của hoại tử cơ tim, và có nhấn mạnh đến những tình trạng khác nhau có thể dẫn đến NMCT. Ngày nay, với sự xuất hiện của những kỹ thuật xét nghiệm và hình ảnh học nhạy hơn nhiều cho phép phát hiện các tổn thương hoặc hoại tử mô cơ tim ở những mức độ rất nhỏ, đặc biệt, khi hoại tử xảy ra trong bối cảnh của một tình trạng bệnh nặng, sau những thủ thuật mạch vành qua da hoặc sau phẫu thuật tim. Đây là nền tảng để trong năm 2012 các tổ chức trên đã đồng thuận cho ra đời một định nghĩa mới lần thứ 3 về NMCT với sự chấp nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 3 2013 20:26

You are here Đào tạo Tập san Y học