• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Glôcôm chấn thương

  • PDF.

BS. Lê Văn Hiếu – 

Glôcôm chấn thương là gì?

Glôcôm chấn thương là bất kỳ loại glôcôm nào do chấn thương ở mắt. Bệnh glôcôm này có thể xảy ra ngay sau khi bị chấn thương ở mắt hoặc sau chấn thương nhiều năm.

Glôcôm có thể do chấn thương đụng dập nhãn cầu và chấn thương xuyên qua mắt.

Các tình trạng kèm theo như mắt bị cận thị nặng, bị chấn thương trước đó, hay bị viêm nhiễm hoặc phẫu thuật trước đó là yếu tố nguy cơ làm cho mắt dễ bị chấn thương nghiêm trọng hơn.

Chấn thương đụng dập

Là loại chấn thương kín, là chấn thương không xuyên qua mắt, chẳng hạn như bị đánh vào vùng đầu mặt hoặc chấn thương trực tiếp vào mắt.

ctglocom

Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương liên quan đến thể thao, chẳng hạn như bóng chày hoặc quyền anh.

Đọc thêm...

Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2025

  • PDF.

Phòng TCKT - 

Thanh toán viện phí không sử dụng tiền mặt tại các bệnh viện là vấn đề đang được Bộ Y tế quan tâm và triển khai trên toàn quốc. Bằng việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra khi dùng tiền mặt của người bệnh. Đồng thời, hỗ trợ Bệnh viện dễ dàng quản lý nguồn thu viện phí một cách hiệu quả.

Các hình thức thanh toán Viện phí tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

+ Thanh toán bằng tiền mặt

+ Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản Bệnh viện

+ Thanh toán bằng quét mã QR tỉnh

+ Thanh toán quét mã QR Code động

Nguồn thu Viện phí trực tiếp từ bệnh nhân: 6 tháng đầu năm 2025 (tính từ 01/10/2024 đến 31/03/2025): 36,4 tỷ đồng

Trong đó: - Tiền mặt: 24,5 tỷ đồng ( 67,42% tổng thu)

                 - Không dùng tiền mặt: 11,9 tỷ đồng ( 32,62% tổng thu)

So sánh nguồn thu Viện phí trực tiếp từ bệnh nhân với cùng kỳ năm 2024 ( tính từ 01/10/2023 đến 31/03/2024)

kotienmat1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 5 2025 16:34

Theo dõi sử dụng thuốc vận mạch cho người bệnh hồi sức dưới góc nhìn điều dưỡng

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Hồng Vân - 

Việc theo dõi sử dụng thuốc vận mạch cho người bệnh Hồi sức tích cực là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về dược lý, sinh lý bệnh và kỹ năng lâm sàng vững vàng của điều dưỡng. Dưới đây là các khía cạnh quan trọng trong công tác theo dõi này:

I. Chuẩn bị và Thiết lập Đường Truyền Thuốc Vận Mạch:

Trước khi bắt đầu truyền thuốc vận mạch, điều dưỡng cần đảm bảo các bước sau được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác:

Kiểm tra Y lệnh:

  • Xác nhận tên thuốc, liều lượng, đường dùng, tốc độ truyền và thời điểm bắt đầu truyền theo y lệnh của bác sĩ.
  • Đối chiếu với hồ sơ bệnh án, đảm bảo không có chống chỉ định hoặc dị ứng với thuốc.
  • Làm rõ mọi nghi ngờ hoặc sai sót trong y lệnh với bác sĩ điều trị.

Chuẩn bị Thuốc:

  • Kiểm tra hạn sử dụng, màu sắc, độ trong của dung dịch thuốc.
  • Pha loãng thuốc theo đúng hướng dẫn và y lệnh, đảm bảo nồng độ chính xác.
  • Sử dụng bơm tiêm điện (syringe pump) hoặc bơm truyền dịch (infusion pump) có độ chính xác cao để kiểm soát tốc độ truyền.
  • Gắn nhãn rõ ràng trên bơm tiêm/bình truyền dịch bao gồm tên thuốc, nồng độ, tốc độ truyền, tên bệnh nhân, ngày giờ bắt đầu.

tdich

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 5 2025 10:24

Hưởng ứng ngày chăm sóc Kangaroo toàn cầu 15/5

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Hàng năm, ngày 15 tháng 5 được xem là ngày ủng hộ giáo dục và nâng cao nhận thức về tiếp xúc da kề da và chăm sóc Kangaroo quốc tế. Chăm sóc Kangaroo là tiếp xúc da kề da giữa trẻ sơ sinh và các bà mẹ ngay sau khi sinh, đặc biệt ở Đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU).

Thuật ngữ “chăm sóc kangaroo” có tên bắt nguồn từ một phương pháp chăm sóc của kangaroo mẹ dành cho đứa con của mình. Một con kangaroo mẹ có một túi nhỏ ở phía trước cơ thể. Túi nhỏ này hoạt động như tử cung thứ hai. Khi một con kangaroo con ở bên trong túi, nó sẽ được ấm áp và được bảo vệ. Ngoài ra, túi cũng cung cấp một môi trường ấm cúng để phát triển. Giống như một con kangaroo mẹ, một người mẹ cũng có thể cung cấp sự an toàn tương tự.

Trong những khoảnh khắc và ngày đầu tiên sau khi sinh, người mẹ đặt đứa con sơ sinh của mình lên ngực mình và đắp chăn cho bé. Sự tiếp xúc da kề da giữa bé và mẹ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Mặc dù chăm sóc kangaroo chủ yếu được thực hiện tại NICU, nơi trẻ sinh non cần rất nhiều sự chăm sóc đặc biệt, các bệnh viện đã áp dụng phương pháp” da kề da” này trong quá trình sinh hay mổ lấy thai ở sản phụ. Trong một số trường hợp, người đồng hành có thể thay thế cho bà mẹ để thực hiện phương pháp chăm sóc Kangaroo.

Có nhiều lợi ích sức khỏe dựa trên bằng chứng cho việc tiếp xúc da kề da giữa em bé và mẹ. Ví dụ, chăm sóc kangaroo giúp trẻ sinh non tăng cân nhanh hơn. Một số lợi ích khác cho em bé bao gồm:

  • Ổn định nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • Cải thiện kiểu thở và mức độ bão hòa oxy.
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Giảm khóc và giảm căng thẳng.
  • Tăng tỷ lệ thành công của việc cho con bú.
  • Tăng cơ hội được xuất viện sớm khỏi NICU.

Chăm sóc theo phương pháp Kangaroo không chỉ có lợi cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cũng được hưởng lợi khi thực hiện loại hình chăm sóc này tại bệnh viện. Cha mẹ có thể tăng cường mối liên kết với con mình cũng như tăng sự tự tin vào khả năng chăm sóc con của mình. Ngoài ra, những bà mẹ thực hiện phương pháp chăm sóc theo phương pháp Kangaroo cũng có thể có nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 5 2025 11:58

Tiên – người điều dưỡng

  • PDF.

CN Nguyễn Đình Duy Bảo

Chương 1: Buổi sáng tinh mơ ở khoa Gây mê Hồi sức

Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, sáng nay lại rộn ràng như mọi ngày. Ánh nắng đầu ngày len qua khung cửa kính, rải lên sàn nhà sáng bóng như muốn chúc mọi người một ca mổ thuận lợi.

Trong phòng trực, một cô gái trẻ nhỏ nhắn đang chỉnh lại băng đô trên tóc. Mái tóc nâu nhạt buộc gọn gàng phía sau, đôi mắt to tròn đầy ánh sáng. Cô là Tiên, một điều dưỡng viên ngành Gây Mê Hồi sức mới vào nghề được hai năm. Mặc dù tuổi nghề còn ít, nhưng sự tận tụy và tinh thần trách nhiệm của Tiên khiến ai trong khoa cũng quý mến.

Hôm nay, cô đảm nhiệm việc chuẩn bị cho một ca phẫu thuật cắt túi mật theo lịch. Bệnh nhân là một cụ ông 65 tuổi, hơi nhút nhát và có vẻ căng thẳng.

Tiên cẩn thận cầm bảng hồ sơ, bước vào phòng tiền phẫu:

“Chào bác ạ, cháu là Tiên – điều dưỡng gây mê sẽ theo bác suốt ca mổ hôm nay. Bác yên tâm nhé, mọi thứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng thôi.”

Ông cụ nhìn cô, nở nụ cười gượng gạo, rồi khẽ gật đầu. Tiên tiến hành kiểm tra tiền mê: đo huyết áp, mạch, kiểm tra dị ứng, hỏi lại tiền sử bệnh lý và nhắc nhở bệnh nhân nhịn ăn theo quy định. Nhưng hơn hết, cô luôn xen vào những câu chuyện nhẹ nhàng – kể chuyện hoa cúc ngoài ban công, hay con mèo máy biết nói mà cháu trai cụ yêu thích.

Khi cụ mỉm cười lần nữa – lần này là nụ cười thực sự – Tiên biết rằng cô đã giúp giảm được phần nào nỗi lo của người bệnh. Đó là điều cô yêu nhất trong công việc của mình.

tien

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 10 Tháng 5 2025 11:20

You are here Tổ chức Y học thường thức