• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Bước đầu áp dụng kỹ thuật đo điện cơ tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Phòng VTTBYT - 

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam mới đây đã chính thức đưa kỹ thuật đo điện cơ (EMG-Electromyography) vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh cơ. Kỹ thuật đo điện cơ là một phương pháp cận lâm sàng giúp ghi nhận và phân tích hoạt động điện của cơ bắp khi chúng co lại hoặc thư giãn. Điều này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong hoạt động của cơ và thần kinh, từ đó chẩn đoán được các bệnh lý thần kinh cơ một cách chính xác hơn.

Việc triển khai kỹ thuật đo điện cơ tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh mà còn góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Trước đây nhiều bệnh nhân phải di chuyển đến các bệnh viện lớn ở tuyến Trung ương để thực hiện kỹ thuật này, gây tốn kém về chi phí và thời gian. Nay với sự có mặt của kỹ thuật đo điện cơ tại bệnh viện địa phương, người bệnh có thể thực hiện kỹ thuật này ngay tại chỗ, tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian đi lại.

dien co

Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý cơ và thần kinh, rối loạn vận động và các bệnh lý thần kinh cơ khác như nhược cơ, bệnh ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên) và bệnh parkinson. Ngoài ra kỹ thuật đo điện cơ cũng giúp đánh giá hiệu quả của điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh lý, từ đó bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Đọc thêm...

Liệu pháp ánh sáng đỏ có thể làm chậm tình trạng cận thị ở trẻ em không?

  • PDF.

Bs. Lê Văn Hiếu – 

Cận thị hay còn gọi là tật cận thị xảy ra khi ảnh của vật khi vào mắt sẽ nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc, khiến hình ảnh ở xa không rõ nét và mờ. Tật cận thị phổ biến ở trẻ em ở mọi lứa tuổi và đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, với số người Mỹ bị cận thị gần như tăng gấp đôi trong 50 năm qua.

Đây là mối lo ngại vì trẻ em bị cận thị nặng có thể có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng hơn về thị lực sau này.

Điều quan trọng là các bậc phụ huynh phải hiểu rằng một số phương pháp điều trị như thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng và kính đeo mắt đặc biệt đã cho thấy phần nào hiệu quả trong việc làm chậm quá trình cận thị ở trẻ em. Trong khi đó các phương pháp thay thế khác vẫn chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

Một trong những phương pháp thay thế chưa được chứng minh đó là liệu pháp ánh sáng đỏ mức thấp lặp lại. Các nghiên cứu ban đầu ở các quốc gia khác có vẻ hứa hẹn, nhưng các bác sĩ nhãn khoa lo ngại rằng phương pháp điều trị này có thể gây hại cho thị lực của trẻ nếu không được thực hiện cẩn thận.

anhdo

Đọc thêm...

Cập nhật kiến thức điều trị gãy xương vùng cổ chân, bàn chân tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

PHƯỚC LAN NHI • 

(QNO) - Sáng 22/2, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phối hợp Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đào tạo y khoa liên tục về “Cập nhật kiến thức điều trị gãy xương vùng cổ chân, bàn chân” tại bệnh viện.

capnhat1

GS. Mandeep Singh Dhillon đến từ Ấn Độ báo cáo chuyên đề tại khóa “Cập nhật kiến thức điều trị gãy xương vùng cổ chân, bàn chân” sáng 22/2/2025. Ảnh: LÊ PHƯỚC TRỊNH

PGS-TS. Đỗ Phước Hùng - Trưởng bộ môn Chấn thương chỉnh hình - Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh; GS. Tanawat Vaseenon - Trưởng khoa Phẫu thuật bàn chân, mắt cá chân, khoa chỉnh hình, khoa y, Đại học Chiang Mai, Thái Lan; GS. Mandeep Singh Dhillon - Trưởng khoa Y học vật lý và phục hồi chức năng, Viện Giáo dục và nghiên cứu y khoa sau đại học, Ấn Độ; bác sĩ Sandeep Patel thuộc Khoa Chỉnh hình, Viện Giáo dục và nghiên cứu y khoa sau đại học, Ấn Độ là những báo cáo viên tham gia giảng dạy.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 25 Tháng 2 2025 09:51

Công tác truyền máu tại Quảng Nam - Một số thành tựu, thách thức hiện tại và tương lai

  • PDF.

CN. Nguyễn Đào Hiếu - 

Máu và chế phẩm máu là loại thuốc đặc biệt chỉ có thể lấy từ người khỏe mạnh. Nhu cầu máu ngày càng tăng lên trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên nguồn cung cấp máu không đủ để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy việc cải thiện nguồn cung cấp máu, nâng cao hiệu quả, tổ chức quản lý công tác truyền máu rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu máu đột ngột. Tại Quảng Nam, trong 25 năm qua công tác vận động hiến máu tình nguyện với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chủ động của ngành y tế phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội đã nỗ lực nhiều để đáp ứng nhu cầu máu, đảm bảo cho điều trị và mong muốn cấp thiết của người dân được tiếp cận với nguồn máu an toàn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2017), nguồn cung cấp máu an toàn có tác động đến hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe của người dân. Đảm bảo khả năng tiếp cận của tất cả các bệnh nhân với các sản phẩm máu an toàn, hiệu quả và chất lượng trong công tác truyền máu là một phần quan trọng của một hệ thống y tế hiệu quả.

Những đổi mới trong lĩnh vực truyền máu có giá trị phát triển khoa học công nghệ truyền máu quốc gia theo hướng tập trung, hiện đại và bền vững, trực tiếp nâng cao chất lượng điều trị bệnh ở tất cả các bệnh viện có sử dụng máu trong toàn quốc. Đổi mới và hiện đại hoá truyền máu tỉnh nhà là nền tảng, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển bền vững theo kịp xu thế.

truyenmau

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 2 2025 15:26

Cách nhận biết và xử lý khi gặp nhóm máu khó hệ ABO

  • PDF.

Khoa HH-TM -

I/ ĐỊNH NGHĨA NHÓM MÁU KHÓ HỆ ABO:

Bao gồm tất cả mọi trường hợp gây khó khăn khi xác định nhóm máu hệ ABO, do có sự không phù hợp giữa 2 phương pháp huyết thanh mẫu(HTM) và hồng cầu mẫu(HCM).

MAU

NHÓM MÁU KHÔNG PHÙ HỢP GIỮA 2 PHƯƠNG PHÁP HCM VÀ HTM

II/ NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO:

1/ Đối với phương pháp huyết thanh mẫu hay gặp trong các trường hợp:

  • Phản ứng huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu không mong muốn.
  • Có hai quần thể hồng cầu: truyền máu, truyền tuỷ khác nhóm, đa u tuỷ xương, leucemie.
  • Kháng nguyên nhóm ABO bị yếu hay mất đi: Phụ nhóm, trẻ sơ sinh hoặc máu cuốn rốn, bệnh lý….

2/ Đối với phương pháp hồng cầu mẫu hay gặp trong các trường hợp:

  • Có Kháng thể bất thường: kháng thể lạnh, kháng thể tự miễn…
  • Có kháng nguyên lạ (B mắc phải, Đa ngưng kết)
  • Nồng độ kháng thể thấp/liên quan đến tuổi tác
  • Trẻ sơ sinh < 4 tháng

Xem tiếp tại đây

You are here Tổ chức Y học thường thức