• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Cập nhật một số phản ứng liên quan đến truyền máu

  • PDF.

Võ Thị Hồng Hạnh, ThS.BS. Phạm Thế Vĩnh – Khoa HHTM

Truyền máu là liệu pháp điều trị rất hữu hiệu, truyền máu không những giúp bổ sung các thành phần máu bị thiếu hụt mà còn bổ sung thể tích tuần hoàn cho cơ thể, cứu sống  người bệnh qua cơn nguy kịch, đem lại cho họ cuộc sống bình thường. Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi thì truyền máu đôi khi cũng gây ra một số tác hại nguy hiểm. Sau đây xin cập nhật một số phản ứng có hại khi truyền máu và cách xử trí:

A. Phản ứng truyền máu gây tan máu cấp

- Phản ứng hiếm gặp này thường hay đi kèm với tình trạng không tương hợp nhóm máu ABO và thường liên quan đến sai sót hành chính. Các triệu chứng sớm với tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.  Nặng hơn là trụy mạch, suy thận, co thắt phế quản và đông máu rải rác lòng mạch (DIC).

-  Hemoglobin niệu dương tính do tan hồng cầu trong lòng mạch gây nên.

- Test kháng globin trực tiếp (+) [Test Coomb trực tiếp (+)] sẽ được thấy sau truyền máu. Mức độ nặng của phản ứng thường có liên quan với thể tích khối hồng cầu đã truyền.

phanungmau2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 15 Tháng 7 2013 13:17

Thử nghiệm ELISA trong xét nghiệm HIV

  • PDF.

CN Huỳnh Thị Lệ Minh, ThS BS Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM

ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay) là thử nghiệm miễn dịch gắn men. Thử nghiệm ELISA có rất nhiều dạng nhưng tất cả đều có đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên (KN) và kháng thể (KT), trong đó KT được gắn với một Enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa KT với KN, thông qua cường độ màu mà người ta biết được nồng độ KN hay KT cần phát hiện.

ELISA được dùng để xác định nhiều tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, nấm, ký snh trùng. Đặc biệt là phát hiện sớm các tường hợp nhiễm HIV

1st-generation-ELISA1

* Nguyên lý chung trong thử nghiệm ELISA-HIV:

- Kháng nguyên (Ag) virut cố định trên phiến nhựa

- Kháng thể (Ab) kháng HIV của bệnh nhân kết hợp đặc hiệu với Ag.

- Phức hợp KN-KT (Ag-Ab) được phát hiện bởi hệ thống cộng hợp gắn enzyme và cho phản ứng hiện màu với cơ chất tương ứng.

- Màu của phản ứng được đọc chính xác bằng máy quang kế.

- Màu của phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ kháng thể.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 7 2013 19:35

Hiến máu tình nguyện và quyền lợi của người hiến máu tình nguyện

  • PDF.

Nguyễn Văn Trai, Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM

Máu được tạo thành từ các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như sẽ loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa.

Máu có 4 nhóm máu chính: A, B, AB, O và 2 nhóm phụ khác song song với hệ ABO là Rh+ (Dương) và Rh- (âm). Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu O (49%), riêng nhóm AB chỉ chiếm 4-5%. Đặc biệt nhất là nhóm máu hiếm Rh- chiếm tỉ lệ cực nhỏ (0,4%) có nghĩa là rất, rất ít những người mang trong mình dòng máu hiếm nhưng nếu bạn lỡ mang trong người dòng máu này thì phải hết sức cẩn thận và nên tìm hiểu về nó vì chỉ những người có dòng máu hiếm mới có thể truyền máu được cho nhau. Trong trường hợp đặc biệt cần máu, nếu không đủ hoặc truyền không đúng sẽ gây tác hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong.

hienmau1

Hiện nay, công tác tuyên truyền về vận động và hiến máu tình nguyện đã trở thành phong trào hoạt động của xã hội. Thanh niên, sinh viên và tình nguyện viên luôn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động này. Mục đích của hiến máu nhân đạo là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa. Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu tình nguyện là những người khỏe mạnh thực sự. 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 07 Tháng 7 2013 20:06

Hội chứng HELLP

  • PDF.

Khoa Huyết học - Truyền máu

I. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng HELLP (Syndrome of Hemolysis Elevated Liver Enzymes and Low Platelets) xảy ra với tần suất khoảng 0.5 – 0.9% tổng số thai phụ và chiếm 10 – 20% các trường hợp tiền sản giật. Mặc dầu ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao tới 25%.Thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai đã làm mất cân bằng quá trình điều hòa đông máu trong cơ thể. Kết quả đã gây nên rối loạn đông máu ở nhũng bệnh nhân này.

II. SINH LÝ BỆNH

Hội chứng HELLP là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu.

2.1. Tăng men gan:

Nguyên nhân do thiếu máu tại gan, có thể dẫn tới nhồi máu gan. Tổn thương quanh khoảng cửa, hoại tử ổ nhu mô gan với sự lắng đọng của các chất như fibrin gây tắc nghẽn các xoang gan làm tế bào gan hoại tử cũng như gây đau vùng gan. Các thương tổn này đã gât nên các triệu chứng đau thượng vị, nôn, buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải, vàng da, men gan tăng cao. Các tổn thương gan cũng làm cho gan phù nề, tăng kích thước, tăng áp lực trong gan gây đau đớn và làm căng giãn bao gan (bao glisson). Các biến chứng nặng có thể gặp là tụ máu dưới bao gan thậm chí vỡ vào ổ bụng. Thông thường những triệu chứng trên thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2013 07:33

Tật khúc xạ - đôi điều cần biết cho mọi người

  • PDF.

Ths Bs Dương Ngọc Vinh - Khoa Mắt

Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng. Theo các điều tra tại một số trường học ở các thành phố lớn, tỉ lệ cận thị là gần 30%. Tật khúc xạ xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phần lớn là trẻ em (chiếm >70%). Đây là một nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập, cũng như các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Khi ta nhìn thấy đồ vật rõ nét, tức là mắt bình thường, lúc đó hình ảnh đồ vật sẽ hiện đúng trên võng mạc của mắt.

tat1

Mắt bình thường (chính thị) : Ảnh của các vật luôn rơi đúng trên VM.

Khi mắt bị TKX tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc. Lúc ấy, mắt bị TKX nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét.

Đọc thêm...

You are here Tin tức Y học thường thức