• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Định lượng sTfR

  • PDF.

CN Phan Minh Tự - 

(Solube transferin receptor - Thụ thể Transferin hòa tan)

Thụ thể transferrin là một glycoprotein xuyên màng có trọng lượng phân tử 190 kilodalton (kDa). Nó bao gồm hai tiểu đơn vị giống hệt nhau được kết nối bằng cầu disulfide. Mỗi một đơn phân có một thành phần có C tận cùng 85 kDa có thể liên kết với một phân tử transferrin chứa sắt. Sự ly giải protein dẫn đến dạng hòa tan của thụ thể transferrin (sTfR). Trong huyết tương, thụ thể transferrin hòa tan hiện diện dưới dạng một phức hợp với transferrin có trọng lượng phân tử khoảng 320 kD. Nồng độ sTfR huyết thanh tỷ lệ thuận với nồng độ của thụ thể trên màng tế bào. Quá trình hấp thụ sắt bởi các tế bào trong cơ thể được kiểm soát bởi biểu hiện của thụ thể transferrin (TfR). Nếu dự trữ sắt nội bào cạn kiệt - tương ứng với nồng độ ferritin dưới 12 μg/L - thì biểu hiện nhiều TfR hơn. Ái lực của thụ thể transferrin với transferrin phụ thuộc vào trạng thái tải của transferrin. Vì 80‑95 % phân tử thụ thể transferrin định vị trên các tế bào tạo hồng cầu, nồng độ TfR (và do đó cũng là nồng độ sTfR) phản ánh nhu cầu sắt của các tế bào này. Khi tồn tại tình trạng thiếu sắt, nồng độ sTfR trong huyết thanh tăng ngay cả trước khi nồng độ hemoglobin giảm đáng kể. Do đó nồng độ sTfR có thể mô tả tình trạng sắt chức năng trong khi ferritin phản ánh tình trạng dự trữ sắt. Có thể đánh giá chính xác tình trạng sắt bằng cách xác định chỉ số sTfR (= nồng độ sTfR/log nồng độ ferritin). Vì - ngược lại với ferritin - nồng độ sTfR không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng pha cấp, rối loạn chức năng gan cấp tính hoặc các khối u ác tính, có thể phân biệt giữa thiếu máu do bệnh mạn tính (ACD) và thiếu máu do thiếu sắt (IDA). Giá trị sTfR cao cũng thấy được ở bệnh tăng hồng cầu, thiếu máu tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, tăng hồng cầu hình cầu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, hội chứng loạn sản tủy và thiếu vitamin B12. Nồng độ sTfR cao xảy ra trong thai kỳ khi thiếu sắt chức năng.

transferin

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 26 Tháng 4 2022 20:38

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và giải pháp

  • PDF.

Ds Phan Thị Bích Ngọc - 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD: chronic obstructive pneumonia disease) là tình trạng đường dẫn khí ở phổi bị phá hủy, gây khó khăn cho sự di chuyển của khí ra vào phổi.

1 .Nguyên nhân gây ra COPD

  • Đường dẫn khí ở phổi có sẹo và hẹp
  • Túi khí trong phổi (nơi xảy ra sự trao đổi CO2 và O2) bị phá hủy.
  • Thêm vào đó, COPD thường liên quan đến tình trạng viêm đường dẫn khí gây ho và gây tạo đàm.

Khi sự phá hủy trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến máu không lấy đủ oxy và không thải trừ hết CO2, điều này gây ra triệu chứng thở ngắn và các triệu chứng khác.

copd1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 4 2022 17:55

Vắc xin Covid-19 cho những người suy giảm miễn dịch vừa hoặc nặng

  • PDF.

Bs Trương Thị Kiều Loan - 

Trẻ em từ 5-11 tuổi bị suy giảm miễn dịch vừa hoặc nặng

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng nên tiêm một loạt 3 liều vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 chính theo lịch trình dưới đây để được cập nhật. Thuốc tăng cường không được khuyến khích cho nhóm tuổi này tại thời điểm này.

Nhóm tuổi: 5-11 tuổi

Số liều để hoàn thành loạt chính và thời gian: 3 liều

  • Liều thứ 2 tiêm 3 tuần (21 ngày) sau liều thứ nhất
  • Liều thứ 3 tiêm ít nhất 4 tuần (28 ngày) sau liều thứ 2

vacxin11

Xem tiếp tại đây

Tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho viên chức, người lao động tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

BS Trần Hữu Thọ - 

Tăng cường triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế là trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện. Tuân thủ những quy định về an toàn lao động là trách nhiệm của mỗi nhân viên bệnh viện. Thành lập Tổ an toàn môi trường của bệnh viện với các hoạt động thiết thực, bao gồm: xây dựng môi trường bệnh viện văn minh và thân thiện hướng đến sự hài lòng của người bệnh; triển khai các hoạt động đảm bảo môi trường lao động an toàn cho nhân viên y tế theo quy định (Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016).

Cần chú ý đến những nguy cơ gây mất an toàn có thể xảy ra gây nguy hiểm cho nhân viên bệnh viện trên cơ sở thực trạng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,…và đặc thù hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của từng khoa phòng. Tương ứng với mỗi nguy cơ, bệnh viện xây dựng và ban hành những quy định, quy trình phòng ngừa và phổ biến đến từng nhân viên.

antoanld

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 06 Tháng 4 2022 20:42

Hỏi đáp về hậu COVID theo Tổ chức Y tế thế giới

  • PDF.

Bs. Huỳnh Minh Nhật - 

Hầu hết những người mắc COVID-19 đều hồi phục hoàn toàn, nhưng bằng chứng hiện tại cho thấy khoảng 10% - 20% số người chịu nhiều ảnh hưởng trung và dài hạn sau khi khỏi bệnh. Những ảnh hưởng này được gọi là tình trạng hậu COVID-19 hoặc COVID kéo dài.

Phần Hỏi & Đáp này sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng hậu COVID-19 và do đó bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Điều quan trọng cần nhớ là hiểu biết của chúng tôi về tình trạng hậu COVID-19 cùng với COVID-19 đang tiếp tục phát triển. Các nhà nghiên cứu đang làm việc với những bệnh nhân bị tình trạng hậu COVID-19 để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng của nó. WHO sẽ cập nhật thông tin và tài liệu khi chúng tôi hiểu biết thêm.

haucovid19

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 06 Tháng 4 2022 20:44

You are here Tin tức Y học thường thức