• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ứng dụng kỹ thuật PCR trong sàng lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

 

KTV Ngô Thị Tiết - Khoa HHTM

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam cần khoảng gần 2 triệu đơn vị máu/năm. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng hiện tại chỉ mới đạt dưới 45% so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ người hiến máu cũng chỉ đạt dưới 0,8% trên tổng dân số quốc gia trong khi nhu cầu tối thiều là 2% trên tổng dân số. Mặc dù số lượng người hiến máu hiến hằng năm đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, khiến cho cuộc sống những người bệnh cần truyền máu bị de dọa từng ngày. Máu không chỉ được sử dụng trong truyền máu cấp cứu, đối với một số bệnh điều trị như ung thư máu, máu được xem là mạch sống của người bệnh, vì vậy nhu cầu cung cấp máu kịp thời và liên tục rất quan trọng. Nguồn máu cung cấp tuy rất cần kíp đều phải qua quá trình sàng lọc để đảm bảo loại bỏ mọi nguy cơ truyền nhiễm có thể xảy ra (HIV, HBV và HCV…) trước khi được truyền cho bệnh nhân; chưa kể các yếu tố về phân loại nhóm máu, phản ứng chéo giúp phát hiện các kháng thể bất thường ở người cho máu. Điều này đòi hỏi độ nhạy, và độ đặc hiệu của các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu rất cao. 

Cung cấp và sử dụng máu an toàn cho người bệnh là yêu cầu đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành đồng hành với các các sở truyền máu tại bệnh viện. Trong rất nhiều các công việc, công đoạn cần làm để đảm bảo an toàn, thì việc xét nghiệm sàng lọc các đơn vị máu an toàn trước khi truyền cho người bệnh là vô cùng quan trọng và là trách nhiệm pháp lý ở tất cả các cơ sở tiếp nhận máu, cung cấp máu, mà trước hết đó là trách nhiệm của người lãnh đạo. Hiện tại, nguy cơ cho người bệnh được truyền máu liên quan đến các hoạt động xét nghiệm sàng lọc là rất cao. Các nguy cơ này liên quan tới cả yếu tố chủ quan và khách quan, bao gồm từ số lượng và năng lực của nhân viên kỹ thuật, quy định và cách thức thực hiện đấu thầu mua sắm, cách thức cấp phép lưu hành sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị xét nghiệm, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dây chuyền công nghệ, cách thức kiểm tra chất lượng.

Đối với công tác xét nghiệm sàng lọc máu, công việc trọng tâm trong giai đoạn này đối với các phòng xét nghiệm sàng lọc máu là thực hiện xét nghiệm NAT. NAT là phương pháp kỹ thuật sàng lọc nhằm phát hiện chất liệu di truyền của các tác nhân gây bệnh (HBV, HCV và HIV) trong mẫu máu. 

NGUYÊN LÝ

Từ một đoạn ADN chọn lọc, nó sẽ được nhân lên gấp hàng triệu lần hoặc hơn nữa trong một thời gian nhất định. nhằm phục vụ cho các quá trình khảo sát trong phản ứng. Trong công nghệ sinh học PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự DNA …

PCR là một chuỗi phản ứng nhiều chu kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn biến tính: Tách chuỗi DNA từ mạch đôi thành dạng mạch đơn
  • Giai đoạn bắt cặp: Gắn cặp mồi đặc trưng theo nguyên tắc bổ sung
  • Giai đoạn kéo dài chuỗi: Tổng hợp chuỗi DNA mới giống DNA gốc

kypcr1

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG Y HỌC

kypcr2

(Hệ thống PCR tự động)

PCR được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh trong y học.

  • Phát hiện HPV trong ung thư cổ tử cung
  • Phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng
  • Trong vi sinh PCR là phương tiện hữu ích để phát hiện các vi sinh vật khó nuôi cấy và không thể nuôi cấy được như trực khuẩn lao, virus HBV, HCV, HIV….
  • PCR còn được dùng để nghiên cứu về tính kháng thuốc của vi khuẩn.
  • Trong lĩnh vực ký sinh trùng PCR giúp cho việc chẩn đoán Microsporidia, Giardia, Cryptosporidium….

Kỹ thuật PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, việc áp dụng kỹ thuật PCR trong sàng lọc máu là bước nhảy vọt về cơ chế.

Theo quy định của Bộ Y Tế đến năm 2018 tất cả các cơ sở sàng lọc máu phải ứng dụng kỹ thuật PCR để sàng lọc máu nhằm giảm thiểu tình trạng lây truyền các bệnh về máu. Tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Nam dự kiến đầu năm 2017 sẽ ứng dụng kỹ thuật PCR vào sàng lọc máu nhằm đảm bảo yêu cầu của Bộ Y Tế ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bartlett, J. M. S., & Stirling D (2003), A short  history of the polymerase chain reaction, Methods in Molecular Biology, pp 3-6.
  2. Bustin SA. (2002) Quantification of mRNA using real-time reverse transcription PCR (RT-PCR): Trends and Problems. J Mol Endocrinol, pp 23−39.
  3. Kainz P. (2000) The PCR plateau phase - towards an understanding of its limitations, Biochem Biophys Acta, pp 23−27.
  4. Zuker M (2003) Mfold web server for nucleic acid folding and hybridization prediction, Nucleic Acids Res, pp 3406−3415.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 20:24

You are here Tin tức Tin hoạt động BV Ứng dụng kỹ thuật PCR trong sàng lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam