• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tiêm phòng vắc xin cho bệnh nhân COPD

  • PDF.

Bs Hồ Thị Thuý Hằng -  

Bệnh nhân COPD được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin để dự phòng đợt cấp và nhập viện. Trong đó, vaccin cúm và vaccin phế cầu đã được nâng lên mức khuyến cáo trên tất cả BN COPD.

  • Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng cúm trên bệnh nhân COPD (B)
  • Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng Covid 19 trên bệnh nhân COPD (B)
  • CDC khuyến cáo tiêm vacxin PCV20, và một liều vắc xin PVC15, sau đó là một liều vắc xin PPSV23 trên bệnh nhân COPD.
  • Vắc xin phòng phế cầu được chứng minh làm giảm tỉ lệ viêm phổi cộng đồng và giảm nguy cơ đợt cấp COPD.
  • CDC khuyến cáo tiêm vacxin Tdap (dTaP/dTPA) để phòng pertussis( ho gà) trên bệnh nhân COPD chưa được tiêm vawcxin ở tuổi vị thành niên (B) và vắc xin Zoster để phòng bệnh giời leo cho bệnh nhân COPD trên 50 năm (B).

Vắc xin cúm

Tiêm phòng cúm có thể làm giảm các bệnh nặng (chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp dưới) và tử vong ở những bệnh COPD. Một vài nghiên cứu cho thấy giảm có ý nghĩa tổng số đợt cấp trên mỗi đối tượng được tiêm chủng so với nhóm dùng giả dược.

Nên dùng vắc-xin chứa vi-rút chết hoặc sống bất hoạt vì hiệu quả hơn ở người cao tuổi bị COPD. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc COPD, đặc biệt là người cao tuổi, đã giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim khi họ được tiêm vắc-xin cúm qua nhiều năm. Trong khi đó, các phản ứng bất lợi thường là nhẹ và thoáng qua.

Vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu liên hợp (PCV20 hoặc PCV15) và vắc-xin phế cầu polysaccharid (PPSV23), được chấp thuận cho người lớn từ 65 tuổi trở lên. Đối với người lớn từ 19-64 tuổi được chấp thuận nếu có tình trạng bệnh nền như bệnh phổi mãn tính (bao gồm COPD, khí phế thũng và hen suyễn), hút thuốc lá, ghép tạng,... Khuyến cáo hiện tại là PCV15 theo sau là PPSV23 hoặc một liều PCV20. Người lớn mới chỉ tiêm liều PPSV23 có thể tiêm PCV (PCV20 hoặc PCV15) ≥ 1 năm sau liều cuối cùng PPSV23.

Dữ liệu về tác dụng của PPSV và PCV ở bệnh COPD còn hạn chế. Tiêm vắc xin làm giảm khả năng đợt cấp COPD và lợi ích của việc chủng ngừa phế cầu khuẩn ở bệnh nhân COPD ở mức bằng chứng chất lượng trung bình. PPSV23 đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cộng đồng mắc phải ở bệnh nhân COPD < 65 tuổi, với FEV1 < 40% dự đoán, hoặc bệnh kèm (đặc biệt là bệnh tim mạch). Các PCV13 đã được chứng minh là có khả năng sinh miễn dịch bằng hoặc cao hơn so với PPSV23 cho đến hai năm sau khi tiêm vắc xin ở bệnh nhân COPD. Trong một RCT lớn, PCV13 đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong phòng ngừa viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do vắc-xin (45,6%) và bệnh phế cầu (75%) ở người lớn ≥65 tuổi và hiệu quả kéo dài ít nhất 4 năm.

Một nghiên cứu năm 2021 đã so sánh hiệu quả của PPSV23 và PCV13 ở bệnh nhân COPD trong một nghiên cứu đoàn hệ theo dõi trong 5 năm. Mặc dù cả hai loại vắc-xin đều có hiệu quả lâm sàng tương đương nhau trong năm đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin, nhưng PCV13 cho thấy hiệu quả lâm sàng bền vững trong thời gian theo dõi 5 năm. Viêm phổi vào năm thứ 5 sau khi chủng ngừa đã được ghi nhận ở 47% bệnh nhân trong nhóm PPSV23, so với 3,3% bệnh nhân trong nhóm PCV13 (p < 0,001). Hiệu quả tương tự trong việc giảm các đợt cấp của COPD.

PCV15, PCV20 hoặc PPSV23 có thể được sử dụng đồng thời với vắc-xin cúm trong chương trình tiêm chủng cho người lớn, cũng như tiêm đồng thời (PCV15 hoặc PPSV23 và QIV [Fluarix], PCV20 và QIV bổ trợ [Fluad]) đã được chứng minh là an toàn và có tính sinh miễn dịch.

Vắc xin ho gà

CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin Tdap (còn gọi là vắc-xin dTaP/dTPa) ở người lớn mắc bệnh COPD, để bảo vệ chống lại bệnh ho gà (ho gà), uốn ván và bạch hầu cũng như sử dụng thường quy vắc-xin zona. Người bị COPD nên tiêm COVID-19 tiêm phòng theo khuyến nghị quốc gia.

  1. Tài liệu GOLD (2023), Global strategy for diagnosis, management and preventtion of COPD 2023 update.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Tiêm phòng vắc xin cho bệnh nhân COPD