• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Co thắt phế quản do gắng sức

  • PDF.

Bs Lê Thị Hậu - 

I. GIỚI THIỆU

Co thắt phế quản do gắng sức (Exercise-induced bronchoconstriction – EIB) mô tả sự co thắt phế quản cấp tính xảy ra thường vào thời điểm sau vài phút hoạt động gắng sức. Thuật ngữ “hen do gắng sức” được dùng để mô tả co thắt phế quản sau khi vận động nhiều, nhưng các diễn đạt này có khả năng gây hiểu lầm, vì hoạt động gắng sức không phải là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh hen mắc hen, mà là tác nhân gây co thắt phế quản ở người có bệnh hen tiềm ẩn.

II. DỊCH TỄ HỌC

  • Tỷ lệ mắc EIB khoảng 5-20% dân số nói chung.
  • Và có thể lên đến 90% người mắc hen.

III. TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân EIB thường có hiện tượng giãn phế quản trong 5-8 phút ban đầu sau khi gắng sức, và theo sau đó là sự co thắt phế quản, và triệu chứng nặng dần và đạt đỉnh khoảng 10-15 phút và kết thúc sau 60 phút.

Các triệu chứng điển hình:

EIB

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Ho
  • Khò khè, thở rít
  • Khàn tiếng

Các triệu chứng có thể nặng dần theo thời gian, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

IV. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán co thắt phế quản do gắng sức dựa trên cả triệu chứng lâm sáng (ho, khó thở, khò khè liên quan đến gắng sức) và chứng minh thông khi tắc nghẽn có thể hồi phục khi đáp ứng với các bài kiểm tra gắng sức hoặc tương tự.

Ở bệnh nhân đã được chẩn đoán chắc chắn hen, có thể không cần thực hiện các bài kiểm tra gắng sức trừ khi các triệu chứng không giảm kể cả khi dùng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên ở bệnh nhân chưa nhận định mắc hen thì việc đánh giá sẽ hữu ích nhằm tìm ra nguyên nhân gây khó thở và tránh việc điều trị không cần thiết. Một số các bài tập:

  • Kiểm tra gắng sức: là phương thức thường được ưu tiên chỉ định để chẩn đoán EIB. Bệnh nhân thực hiện chạy bộ trên máy từ 6-10 phút, đủ để nhịp tim tăng lên 80-90% mức tối đa đã dự đoán. Nếu thể thể tích thở ra trong giây đầu tiên giảm trên 10% được xem là dương tính.
  • Các xét nghiệm thử nghiệm kích thích thay thế: nhằm để đánh giá tình trạng tăng phản ứng của phế quản. Như thông khí quá mức tự ý với CO2 bình thường, hoặc thử nghiệm hít methacholine/ histamin/ manitol. Tuỳ thuộc vào tình trạng cơ sở khám chữa bệnh mà các xét nghiệm thử nghiệm có thể thay thể cho kiểm tra gắng sức.

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Một số chẩn đoán cần phân biệt trên bệnh nhân EIB:

  • Tắc nghẽn đường thở trung tâm
  • Tắc nghẽn thanh quản do gắng sức
  • Nhuyễn thanh quản do gắng sức
  • Sốc phản vệ khi gắng sức
  • Trào ngược do gắng sức
  • Rối loạn chức năng hô hấp

VI. ĐIỀU TRỊ

1. Liệu pháp không dùng thuốc

- Cải thiện tình trạng tim mạch để làm giảm kích thích co thắt phế quản. Tránh tập trong môi trường khô và lạnh cũng được nhiều chuyên gia nhận định. 

2. Liệu pháp dược lý

Liệu pháp điều trị EIB tuỳ theo bối cảnh lâm sàng. Tất cả bệnh nhân mắc EIB nên đượ điều trị với cường beta tác dụng ngắn (SABA) khi vận động để giảm các triệu chứng hen suyễn. 

  • Điều trị EIB trước khi gắng sức: Với bệnh nhân hen phế quản đã được kiểm soát tốt nhưng thường xuyên có triệu chứng hen khi gắng sức, nên dùng SABA dự phòng (ví dụ: albuterol 90mcg/lần hít, 2 lần hít) hoặc kết hợp với gucocorticoid dạng hít và formoterol (ví dụ dubesonide-formoterok 160mcg/4,5mcg, 1 lần hít) khoảng 5-20 phút trước khí vận động.
  • Các lựa chọn thay thể để dự phòng ở những bệnh nhân không muốn sử dụng hoặc không thể dung nạp SABA như leukotrien (LTRA) hoặc ipratropium dạng ít. Tuy nhiên, cả hai lựa chọn trên đểu không làm giãn phế quản nhanh như SABA hoặc formoterol, vì vậy bệnh nhân cần mang theo ống hít chứa SABA hoặc formoterol để dự phòng đợt cấp
  • Khi tập thể dục kéo dài hoặc thường xuyên: nên dùng LTRA hoặc glucocorticoid dạng hít (ICS) kèm SABA, thay vì sử dụng SABA đơn đọc
  • Triệu chứng EIB dai dẵng mặc dù đã được điều trị: thường là các trường hợp hen kiểm soát kém. Đối với những bệnh nhân này nên dùng thêm ICS hoặc ICS-LABA hoặc LTRA

Khi điều trị triệu chứng không giảm có thể dùng thêm kháng histamin, theophyline và thuốc chủ vận beta đường uống có tối thiểu hoặc không hiệu quả với EIB.

VII. PHÒNG BỆNH

Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng một số chuyên gia đã đề cập để một số biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc hít trước khi bắt đầu tập thể dục. Điều này giúp kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng hen do tập thể dục.
  • Thực hiện các bài tập khởi động giúp làm ấm cơ thể và duy trì thời gian hạ nhiệt thích hợp sau khi tập thể dục.
  • Nếu thời tiết lạnh, tập thể dục trong nhà hoặc đeo khẩu trang hoặc khăn quàng qua mũi và miệng.
  • Tránh tập thể dục ngoài trời khi lượng phấn hoa phát tán trong không khí cao (nếu bạn bị dị ứng), và cũng tránh tập thể dục ngoài trời khi có ô nhiễm không khí cao, hoặc nhiệt độ ngoài trời cực kỳ lạnh.
  • Hạn chế tập thể dục khi bị nhiễm virus.
  • Tập thể dục ở mức độ phù hợp.

Với những bệnh nhân hen suyễn không nên vì mắc bệnh mà tránh tập thể dục. Bệnh nhân hen suyễn cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách, thì việc tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Exercis-induced broconstriction – Paul M O’Byrne, MB, FRCP(C), FRSC

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 18 Tháng 5 2023 10:54

You are here Tin tức Y học thường thức Co thắt phế quản do gắng sức