• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tác hại hút thuốc lá đến bệnh lý loét dạ dày tá tràng

  • PDF.

Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội TH

Theo Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê, hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành ở nước ta hút thuốc lá (tương đương 17 triệu người hút thuốc lá). Với con số này, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư cho người hút trực tiếp mà nó còn có nguy cơ cao cho cả những người xung quanh.

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:

- Nicotine

Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí.

- Monoxit carbon (khí CO)

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy.

- Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ.

thuocla 1

Hình minh họa

 - Các chất gây ung thư

Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng  như Benzopyrene có tính chất gây ung thư.              

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý rất hay gặp. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng. Cơ chế bệnh sinh của loét hiện nay vẫn còn phức tạp mà vai trò phối hợp giữa yếu tố tấn công là vi khuẩn HP(Helicobacter pylori), các thuốc kháng viêm không steroid, rượu, thuốc lá, acid chlohydrid, pepsin, nhu động dạ dày tá tràng và sự suy giảm yếu tố bảo vệ là lớp niêm dịch của dạ dày tá tràng.  Kể từ khi phát hiện và chấp nhận Helicobacter pylori là một căn nguyên chính trong bệnh loét dạ dày tá tràng, vai trò của việc hút thuốc đã ít được chú ý.

Các nghiên cứu dịch tễ học đã tìm thấy rằng hút thuốc lá là quan hệ nhân quả liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng. Người ta ước tính rằng 41% của bệnh loét dạ dày tá tràng ở nam giới và 33% các bệnh ở phụ nữ có thể là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng là phụ thuộc vào lượng hút và thời gian hút thuốc.  

Loét dạ dày tá tràng hay gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá cũng làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoặc gây đề kháng với điều trị, khả năng loét tái phát nhiều hơn ở người hút thuốc, thuốc lá không chỉ gây ra loét mà nó làm tăng tỷ lệ loét của những người nhiễm HP, rượu, thuốc kháng viêm nonsteroid, stress.

Hút thuốc lá làm suy yếu tác dụng điều trị của thuốc đối kháng histamin-2, có thể kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, làm tăng nguy cơ và tác hại của vi khuẩn H.P và làm tăng sản xuất các gốc tự do, vasopressin tiết bởi tuyến yên, tiết endothelin bởi niêm mạc dạ dày, và sản xuất các yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Hút thuốc cũng ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ niêm mạc. Nó làm giảm lưu lượng máu niêm mạc dạ dày và ức chế dạ dày bài tiết chất nhầy, bài tiết prostaglandin dạ dày, nước bọt tiết ra yếu tố tăng trưởng biểu bì, bài tiết bicarbonat niêm mạc dạ dày và bài tiết bicarbonat tụy, thuốc lá làm giảm tái tạo tế bào nên làm cho loét lâu lành. Thuốc lá đóng góp quan trọng đối với sinh bệnh học của bệnh loét dạ dày tá tràng và chỉ ra rằng hút thuốc đóng vai trò thuận lợi đáng kể trong bệnh loét dạ dày tá tràng.

Tài liệu tham khảo.

1. Hoàng Trọng Thảng(2009), “Loét dạ dày tá tràng”, Giáo trình sau đại học bệnh tiêu hóa gan mật, trường đại học Y Dược Huế.

2. Maity P, Biswas K, Roy S, Banerjee RK, Bandyopadhyay U (2003), :Smoking and the pathogenesis of gastroduodenam ulcer-cecent mechanistic update", Pubmed.gov.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 21:34

You are here Tin tức Y học thường thức Tác hại hút thuốc lá đến bệnh lý loét dạ dày tá tràng