• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Chlamydia trachomatis – bệnh đường sinh dục mới nổi

  • PDF.

CN Trình Thị Diễm Trinh – Khoa Vi Sinh

Chlamydia trachomatis (C.trachomatis)  là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gen di truyền của C.trachomatis có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. C.trachomatis cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Đây là một căn bệnh được y tế Hoa Kỳ khuyến cáo là đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục trong ba năm gần đây tại quốc gia này và có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm C.trachomatis được phát hiện. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%.

Vấn đề nhiễm khuẩn do C.trachomatis mới được chú ý ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Các xét nghiệm khẳng định bệnh cho đến thời điểm vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Một vài nghiên cứu đưa ra tỷ lệ từ 1-30% các trường hợp đến khám phụ khoa nghi do ra dịch đường âm đạo bất thường. Tỷ lệ này cũng đáng quan tâm vì trong đời người phụ nữ cũng phải vài lần có những dấu hiệu ra dịch bất thường như vậyđường âm đạo .

chla1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 11 Tháng 1 2016 15:18

Đọc thêm...

Can thiệp mạch vành qua da có cải thiện tỷ lệ sống còn lâu dài ở bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định hay không?

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm

Trong nhồi máu cơ tim (NMCT) ST chênh lên, can thiệp mạch vành qua da (PCI - Percutaneous coronary intervention) làm tăng tỷ lệ sống còn, trong NMCT không ST chênh lên, PCI cải thiện sống còn lâu dài và giảm cả biến cố tim sớm và muộn. Còn trong bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định (BTTMCBÔĐ), PCI làm giảm đau thắt ngực và giảm mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, nhưng ích lợi của nó trên sống còn lâu dài vẫn còn chưa chắc chắn.

Dữ liệu quan sát từ những nghiên cứu (N/C) sổ bộ lớn cho thấy PCI cung cấp lợi ích sống còn trong số những bệnh nhân (BN) bị bệnh tim vành. Tuy nhiên, những phân tích gộp bao gồm cả những N/C quan sát và ngẫu nhiên lại cho những kết quả trái ngược nhau, chủ yếu là do những khác biệt về phương pháp nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn mẫu, và phương pháp can thiệp...

nmctim

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 1 2016 17:44

Đọc thêm...

Triển khai các kỹ thuật mới tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam – một năm nhìn lại

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Phòng KHTH

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Quảng Nam với quy mô 600 giường theo kế hoạch và 1100 giường thực kê có chức năng nhiệm vụ khám, cấp cứu và chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình điều chỉnh và cải tiến nâng cao chất lượng của đơn vị, Bệnh viện đã luôn tập trung quan tâm đến bốn yếu tố cơ bản như: cơ sở vật chất, quy trình chuyên môn, chất lượng đội ngũ và thái độ phục vụ. Vì thế Trong năm 2015, bệnh viện đã triển khai được nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có cơ hội tiếp cận và hưởng các thành quả khoa học công nghệ cao trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

IMG 0326

Lọc máu liên tục cho bệnh nhân choáng nhiễm trùng

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 07 Tháng 1 2016 06:47

Đọc thêm...

Nội soi mật tụy ngược dòng – ứng dụng điều trị đối với các bệnh lý đường mật tụy

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực

Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi tắt là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography) là một kỹ thuật chuyên biệt sử dụng ống nội soi mềm đưa qua thực quản, dạ dày đến đoạn DII của tá tràng để quan sát và đánh giá hình dạng của đường mật tụy với sự kết hợp của XQ. Qua đó có thể can thiệp điều trị khi có chỉ định.

1. Lịch sử

 Có thể xem người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật ERCP là bác sỹ Lee Gillette khi ông sử dụng ống nội soi cứng báng gấp để soi đến tá tràng vào năm 1945, sau đó đưa catheter vào nhú tá lớn để chụp hình đường mật và đã thấy được sỏi. Nhưng mãi đến năm 1968, William S. McCune cùng cộng sự tại Đại học George Washington đã đặt phát triển kỹ thuật này và kết hợp với Quang tuyến để chụp được hình đường mật tụy. Từ đó, kỹ thuật này được chú ý nhiều hơn và cho đến năm 1973,1974 Bác sĩ Kawai (Nhật), Bác sĩ Classen và Demling (Đức) đã ứng dụng cắt cơ vòng Oddi qua ERCP, sau đó là cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật nãy đã mở ra một bước ngoặc mới trong điều trị các bệnh lý đường mật tụy. Đến năm 1978, ERCP được ứng dụng để lấy sỏi còn sót sau phẫu thuật, hoặc các trường hợp người bệnh già yếu, có nhiều nguy cơ trong phẫu thuật. Sau đó, trong một thời gian chứng minh được vai trò của ERCP, kỹ thuật này được áp dụng để điều trị các bệnh lý sỏi đường mật ngay từ đầu.

ERCP1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 1 2016 15:04

Đọc thêm...

Báo cáo hiếm gặp hoại tử ống tai ngoài của Bisphosphonates

  • PDF.

 Ds Nguyễn Thị Mai

Bisphosphonates là một nhóm các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương, bệnh Paget, và như là một phần của một số phác đồ bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư xương di căn và đa u tủy. Bisphosphonates được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp trong các chỉ định khác nhau.

Dựa vào cấu trúc hóa học, có thể chia các thuốc bisphosphonates thành 2 nhóm: nhóm có chứa nitrogen (như alendronate, risedronate, ibandronate, olpadronate, pamidronate, zoledronate) và nhóm không chứa nitrogen (etidronate, clodronate, và tiludronate)

hoaitutai1

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 20 Tháng 12 2015 09:19

Đọc thêm...

You are here Tin tức