• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Giới thiệu hệ thống máy COBAS 6000 tại Khoa xét nghiệm Hóa sinh Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

CN Lê Thị Thảo - Khoa Hóa sinh

Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam được trang bị hệ thống máy xét nghiệm COBAS 6000 từ 01/10/2014. Đây là hệ thống máy xét nghiệm có thể gọi là hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay do hãng Roche trang bị. Hệ thống COBAS 6000 là hệ thống tích hợp cả 2 hệ thống sinh hóa và miễn dịch.

coba1

Máy Cobas 6000

Đây là hệ thống đạt chuẩn cao cấp vì các ưu điểm sau:

  • Thời gian thực hiện các xét nghiệm được rút ngắn thông qua sự hợp nhất hệ thống sinh hóa và miễn dịch giúp trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng.
  • Thuốc thử chất lượng cao, khả năng phát hiện cục máu đông, chỉ số huyết thanh chuyên biệt cho từng xét nghiệm.
  • Kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang điện tập hợp các tiêu chuẩn cao cấp cho quá trình phân tích và rút ngắn thời gian cho kết quả.
  • Khả năng quản lý dữ liệu tốt, có thể tìm kiếm toàn bộ các qui trình làm việc của khu vực nội tại, lưu dữ liệu và tìm kết quả của bệnh nhân giúp nâng cao tiêu chuẩn của một phòng xét nghiệm cao cấp.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 06:19

Đọc thêm...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam với “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Ngày 22/4 vừa qua cùng với 715 điểm cầu trên toàn quốc, tại phòng họp trực tuyến Chi nhánh Viễn thông Viettel Quảng Nam Ban Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Quảng Nam và một số cán bộ chủ chốt đã được tham dự Hội nghị trực tuyến do PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì với chủ đề “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ người bệnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành y tế nói chung và của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam nói riêng.

Trong thời gian qua, bệnh viện đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài tập trung vào 4 đổi mới:

- Đổi mới về cơ sở hạ tầng: Xây mới thêm khu nhà khoa Sản 5 tầng, khu nhà khoa Khám – Cấp cứu và đơn vị Thận nhân tạo, thay mới và đầu tư thêm nhiều giường bệnh, tủ đầu giường inox cho người bệnh sử dụng. Cải tạo đường đi nội bộ để thuận tiện, an toàn  trong việc vận chuyển người bệnh và các hoạt động khác. Lắp đặt các camera tại một số khoa và những khu vực nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực để giám sát và xử lý kịp thời, chính xác.

MayMRI

Hệ thống máy MRI 1,5 Tesla Hãng Seiemens tại bệnh viện

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 25 Tháng 4 2015 15:28

Đọc thêm...

Bước đột phá mới trong điều trị COPD tại Việt Nam.

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới và sẽ là thứ 3 vào năm 2020. Viêm phế quản mạn và khí phế thủng là hai bệnh lý chính trong COPD. Khí phế thủng gây tình trạng căng giãn phổi không hồi phục làm giảm độ đàn hồi của phổi và tắc nghẽn đường thở do tăng xẹp đường thở ở thì thở ra dẫn đến giảm lưu lượng khí thở ra. Do vậy, bệnh nhân thường xuyên khó thở và tăng lên khi vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm.

Một số bệnh nhân COPD có tình trạng căng giãn phế nang nặng,những vùng căng giãn phế nang này thì không hoặc chức năng trao đổi khí rất hạn chế.Bên cạnh đó vùng giãn phế nang này lại đẩy cơ hoành thấp xuống (cơ hoành đảm trách 75% hoạt động các cơ hô hấp), nên làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hô hấp.

Việc phẫu thuật giảm thể tích phổi (Lung volume reduction-LVR) giúp cắt bỏ phần phần nhu mô phổi giãn phế nang nặng, từ đó phục hồi lại chiều cao cơ hoành, sẽ làm tăng độ đàn hồi của phổi và duy trì được kích thước ban đầu của vùng phổi ít tổn thương. Từ đó làm giảm tình trạng khó thở của bệnh nhân, cải thiện chức năng phổi, giảm đợt cấp của bệnh, tăng khả năng vận động của bệnh nhân, giảm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

pplvrs1

Hình ảnh X quang phổi trước và sau phẫu thuật giảm thể tích phổi

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 4 2015 19:48

Đọc thêm...

Bệnh viện Đa khoa tinh Quảng Nam điều trị thành công bệnh nhân đột quỵ liệt nửa người bằng thuốc tiêu sợi huyết

  • PDF.

Khoa Nội Tim mạch

Lúc 8h ngày 2 tháng 4 năm 2015, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Lý thị H, 58 tuổi, quê ở xã Tam Vinh huyện Phú Ninh trong tình trạng liệt nặng nửa người bên trái, nói khó, tri giác lơ mơ tiếp xúc chậm. Ngay lập tức bệnh nhân đựợc chụp CT scan sọ não với kết quả bình thường. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm kết hợp bệnh sử và thăm khám lâm sàng bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp giờ thứ 3. Bệnh nhân được hội chẩn và điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase. Sau 30 phút, bệnh nhân bắt đầu hồi phục tình trạng yếu liệt, tri giác tỉnh táo hơn trong niềm vui sướng của gia đình và bác sĩ điều trị. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi, kết quả hồi phục rất tốt, có thể tự đi lại và sinh hoạt gần như bình thường sau 10 ngày điều trị.

dotquynao1

Niềm vui của bệnh nhân hồi phục sau điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết

Đọc thêm...

Dùng fructose làm tăng nguy cơ bệnh gout

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Theo kết quả nghiên cứu mới đây thì việc tiêu thụ nước ngọt có ga, nước cam và fructose có liên quan đến nguy cơ bị gout.

TS Hyon .K.Choi (Trường đại học Y Boston, Massachusetts) đã trình bày kết quả này tại Hội nghị thường niên 2010 của Hội Thấp khớp học Hoa kỳ. Kết quả này cũng đã được đăng trực tuyến vào ngày 10/11 trên tờ Journal of the American Medical Association.

TS Choi cho biết: “ Nếu bệnh nhân bị tăng acid uric máu (hoặc gout) và nếu họ dùng đồ uống có đường, đặc biệt có chứa fructose thì tôi sẽ khuyên họ ngừng hay giảm sử dụng”

TS Choi và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu thuần tập, tiến cứu trên người Mỹ kéo dài 22 năm từ 1984- 2006. Những phụ nữ không có tiền sử bị gout lúc bắt đầu nghiên cứu (78906 người) đã cung cấp thông tin về việc sử dụng đồ uống và fructose vào bảng câu hỏi về tần suất sử dụng đã được phê chuẩn. Trong quá trình nghiên cứu đã ghi nhận 778 trường hợp gout mới mắc. So với nhóm tiêu thụ < 1 phần nước ngọt có ga/ tháng thì tiêu thị 1 phần/ngày liên quan với tăng 1,74 lần nguy cơ bị gout, còn tiêu thụ ≥ 2 phần/ngày làm tăng nguy cơ bị gout lên 2,39 lần.

fructose1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 07:57

Đọc thêm...

You are here Tin tức