• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Kỹ thuật chụp động mạch vành không xâm nhập trên máy CT 64 dãy (128 slice) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

CN Nguyễn Minh Nhựt - Khoa CĐHA

Hiện nay chụp động mạch vành bằng catheter động mạch là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch vành.

Một số trường hợp cần can thiệp nong, đặt stent và phẩu thuật chụp động mạch vành qua catheter thì chụp động mạch vành bằng catheter động mạch là cần thiết. Trong một số trường hợp triệu chứng không rõ ràng, cần có kỹ thuật chụp hình ảnh hệ thống động mạch vành nhưng không cần xâm nhập để xác định chẩn đoán bệnh.

CT64b

Kỹ thuật chụp cắt lớp có những tiến bộ đáng kể với độ ly giải cao đồng thời nhận được hình ảnh đồng bộ với chu chuyển tim. Multislice CT (MSCT) đã áp dụng thành công để có thể cho được hình ảnh rõ nét động mạch vành.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 02 Tháng 4 2014 08:40

Đọc thêm...

Tác nhân gây bệnh trên dụng cụ y tế không được khử khuẩn tiệt khuẩn đúng

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Mười - Khoa KSNK

Hầu hết các tác nhân gây bệnh từ người bệnh và môi trường có thể lây nhiễm vào dụng cụ chăm sóc người bệnh. Những tác nhân gây bệnh này có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Chúng có nguồn gốc từ trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu, và các cơ quan bị nhiễm khuẩn… từ  đó lây nhiễm ra môi trường xung quanh.

Sử dụng dụng cụ không được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định là nguồn gốc gây ra nhiễm trùng bệnh viện.

Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp

muoi1

A.Trực khuẩn  B,C,D. Cầu khuẩn  E.Xoắn khuẩn  F.Phẩy khuẩn.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 02 Tháng 4 2014 08:10

Đọc thêm...

Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của một số nước trên thế giới và Việt Nam

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp Cứu

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại đa số thảm họa xảy ra bất ngờ trong khoảnh khắc gây tổn thất rất lớn về người và của cải vật chất, tác động tâm lý sâu sắc cho mọi người trong khu vực thảm họa, gây rối loạn về hệ thống y tế tại chỗ làm mất cân bằng nghiêm trọng khả năng của lực lượng và phương tiện y tế với nhu cầu cứu chữa vận chuyển. Vì thế, nghiên cứu khắc phục thảm họa là vấn đề lớn của mỗi quốc gia và tổ chức y tế. Nó đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi ngành trong xã hội và đặc biệt là ngành y tế.

thamhoa1

Thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi nào, trên khắp hành tinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những năm gần đây nhiều nước trên thế giới và cả ở nước ta đã phải trải qua những thảm họa do thiên nhiên gây ra như: bão, lụt, lũ quét, lở đất, địa chấn…, và những thảm họa do con người gây ra như: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn xây dựng, kiến trúc, ô nhiễm môi trường…, gây tổn thất lớn về con người và cơ sở vật chất.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 4 2014 20:26

Đọc thêm...

Nhân một trường hợp được chẩn đoán và điều trị u xương hàm dưới phải lành tính tại khoa RHM Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs CKII Phan Văn Trương - Khoa RHM

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

U xương hàm xuất hiện ở mọi lứa tuổi cho dù trẻ em hay người lớn. Nguyên nhân của khối u thường không rõ ràng, có thể liên quan đến yếu tố di truyền hay tác nhân tại chỗ có nguồn gốc do răng hay không do răng … Bệnh lý u xương hàm dưới là bệnh lý u lành tính hay gặp (chiếm khoảng 44% u lành xương hàm).

rhm12

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 01 Tháng 4 2014 19:49

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?

  • PDF.

Trẻ quá nhỏ, sức khỏe yếu, việc cắt amidan khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Liệu có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không? Khoảng bao nhiêu tuổi thì có thể cắt amidan cho trẻ được? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết được đây.

 

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không?Cắt amidan cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc

Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ không?

Việc có nên cắt amidan cho trẻ hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của trẻ, độ tuổi, mức độ viêm amidan nặng hay nhẹ. Các bậc phụ huynh không nên tùy tiện cho trẻ tiến hành phẫu thuật cắt amidan mà không có bất cứ sự chỉ dẫn nào của bác sĩ chuyên khoa.

 

Nếu áp dụng cách cắt amidan không đúng phương pháp hoặc chưa kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

Amidan là một tổ chức lympho nằm ở 2 bên thành họng. Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng, có chức năng miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công vào đường họng và hệ tiêu hóa của cơ thể con người. Thông thường, chúng có kích thước lớn ở độ tuổi trẻ em và giảm dần kích thước khi bước qua giai đoạn dậy thì và tuổi trưởng thành.

 

Cùng với tác động của môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết thất thường và việc bảo vệ hệ hô hấp không cẩn thận thì trẻ em là lứa tuổi dễ bị bệnh viêm amidan nhất.

Cắt amidan cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩChỉ cắt amidan cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Các triệu chứng viêm amidan thường gặp là: amidan sưng to, sốt cao, ho, nuốt khó, đau rát cổ họng, có thể kèm theo mủ.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến viêm amidan mãn tính khó chữa. Ngoài ra, bệnh viêm amidan còn gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe amidan, mưng mủ, ảnh hưởng tới não,…

Lúc này, amidan không còn chức năng là hệ miễn dịch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên nữa mà là một ổ viêm nhiễm chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Do đó, việc tiến hành cắt amidan, loại bỏ các tác nhân gây hại là vô cùng cần thiết.

Khi nào nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?

Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng: cắt amidan sẽ giúp trẻ nhanh lớn hơn nhưng điều này không có cơ sở khoa học. Nếu người bệnh tùy tiện cắt thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như các vấn đề liên quan đến hô hấp của trẻ.

Khi amidan của trẻ vẫn còn trơn láng, hồng hào và trẻ vẫn tăng cân đều đặn thì không cần thiết can thiệp phẫu thuật. Việc cắt amidan chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?Tiến hành cắt amidan khi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Với trẻ em, việc cắt amidan thường chỉ được chỉ định đáp ứng một số vấn đề sau:

  • Dùng các loại thuốc kháng sinh, điều trị theo đúng phác đồ nhưng tình trạng không thuyên giảm.

  • Viêm amidan cấp tính hơn một lần và tái phát trên 4 lần/năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

  • Amidan bị sưng to quá phát, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. Đồng thời, amidan xuất hiện mủ, gây chèn ép đường thở của trẻ. Ban đêm, trẻ hay ngủ ngáy và khó thở, có khi tím tái, co giật, ngưng thở. Một số trường hợp amidan không gây viêm nhiễm nhưng lại sưng to cũng được chỉ định cắt bỏ.

  • Viêm amidan mãn tính xuất hiệncác biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe amidan,… cũng cần phẫu thuật kịp thời.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc có nên cắt amidan hay không đó là tuổi. Không phải các bé ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Thông thường, độ tuổi thích hợp để có thể tiến hành cắt amidan là từ 5 – dưới 50 tuổi.

Do đó, nếu các bé quá nhỏ và không có đủ sức khỏe, việc cắt amidan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tốt nhất, các mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em và cách điều trị

Cắt amidan ở trẻ nhỏ cần lưu ý điều gì?

Cũng như các phẫu thuật khác, tuy công nghệ ngày càng hiện đại cho phép giảm tối đa thời gian phẫu thuật, tỉ lệ thành công hoàn toàn cao nhưng cũng không loại trừ khả năng gặp phải các biến chứng. Hay gặp phải nhất là tình trạng gây mê sau mổ và chảy máu tại chỗ.

Do đó, trước khi cắt amidan cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng. Song song với đó, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo các phương pháp cắt amidan tốt nhất để có thêm những kiến thức trong việc điều trị bệnh cho trẻ.

Lưu ý khi tiến hành cắt amidan cho trẻ nhỏCần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi tiến hành cắt amidan cho trẻ

 

Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm,… là những điều phụ huynh cần phải lưu ý. Ngoài ra, sau cắt amidan, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt. Tuyệt đối không được dùng các loại thức ăn cay, nóng, lạnh gây ảnh hưởng đến vòm họng. Bên cạnh đó, trẻ không nên hoạt động thể lực mạnh như: bơi lội, đá bóng, chạy nhảy,…

 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức hữu ích trong việc cắt amidan cho trẻ. Sau khi tiến hành cắt amidan, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra đối với trẻ, các mẹ nên nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan

You are here Tin tức