• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam lần đầu tiên can thiệp thành công hẹp động mạch chậu

  • PDF.

Đơn vị Can thiệp Tim mạch

Ngày 10/6 vừa qua, Đơn vị Can thiệp Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam can thiệp thành công một ca hẹp động mạch chậu chung trái cho 1 bệnh nhân nam 68 tuổi.

Bệnh nhân Trần Quốc T. tiền sử bị đái tháo đường typ II 5 năm, đã đặt stent động mạch liên thất trước cách đây 6 tháng, lần này vào viện vì đau bắp chân trái khi đi lại. Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi tắc động mạch chân trái. Kết quả siêu âm doppler mạch máu cho thấy hẹp động mạch chậu chung trái do mãng xơ vữa. Kết quả chụp mạch xóa nền: hẹp hơn 80% đoạn đầu và cuối động mạch chậu chung trái. Bệnh nhân được đặt 01 stent tự bung kích thước 8.0x61mm, sau bung stent, dùng bóng áp lực cao nong tăng cường, kết quả rất tốt,

 machchau1

 Chụp lại kiểm tra động mạch chậu chung trái thông tốt, bệnh nhân ra viện sau 3 ngày điều trị.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 14 Tháng 6 2013 09:55

Đọc thêm...

Tin tập huấn về chương trình đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh toàn diện tại Hà Nội

  • PDF.

Phòng Điều Dưỡng

Thực hiện kế hoạch đào tạo dự án Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh năm 2013 về việc đào tạo nâng cao năng lực chăm sóc người bệnh toàn diện, trong tuần đầu tháng 6 vừa qua cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với văn phòng Jica, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức một lớp đào tạo "Chương trình chăm sóc người bệnh toàn diện" tại Hà Nội.‎

Cụm từ "Chăm sóc toàn diện" xuất hiện từ năm 1993 tại Quyết định số 526/QĐ-BYT quy định về chế độ trách nhiệm của y tá (sau này được đổi tên là Điều dưỡng) trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Sau đó cụm từ trên được nhắc lại nhiều lần trong các văn bản của Bộ Y tế. Đó là:

- Thông tư 11/TT-BYT năm 1996 hướng dẫn chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) và củng cố hệ thống Điều dưỡng trưởng;

- Quy chế CSNBTD trong Quy chế bệnh viện tại Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT;

- Chỉ thị 05/2003/CT-BYT về tăng cường công tác CSNBTD trong bệnh viện;

- Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác Điều dưỡng trong CSNB trong bệnh viện.

cstd1

Đặc biệt là Thông tư 07/2011/TT-BYT đã chỉ rõ Thông tư này thay thế cho tất cả các Quy chế liên quan đến công tác Điều dưỡng, Hộ sinh, CSNBTD được quy định trong Quy chế bệnh viện năm 1997.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 13 Tháng 6 2013 16:06

Đọc thêm...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam triển khai thành công cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

  • PDF.

Cùng với việc triển khai 2 kỹ thuật tim mạch mới là chụp can thiệp động mạch vành và chụp can thiệp nội mạch các loại bệnh lý mạch máu lớn và ngoại biên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã tiến hành cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp nặng đe dọa tính mạng. Chúng tôi xin giới thiệu trường hợp đầu tiên được cấy máy:

Ngày 22-3, Bệnh nhân Nguyễn Thị D., 79 tuổi, địa chỉ xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, nhập viện trong tình trạng chóng mặt, tiền ngất, mạch và nhịp tim chậm đều, điện tâm đồ thể hiện blốc nhĩ-thất hoàn toàn với tần số thất 35 lần/phút. Bệnh nhân được nhanh chóng đặt máy tạo nhịp tạm thời một buồng thất để ổn định huyết động. Ngày 26-3, được sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ tuyến trung ương, êkip tim mạch can thiệp của bệnh viện đã tiến hành cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân (ảnh). Thủ thuật được thực hiện thành công, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 10 ngày cấy máy.

caytaonhip1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 15 Tháng 6 2013 09:18

Đọc thêm...

Helicobacter Pylori

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo- khoa Vi Sinh

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý nội khoa thường gặp, dễ chuyển thành bệnh mãn tính và có tỷ lệ bệnh chuyển thành ung thư dạ dày. Bệnh không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn có thể đưa đến những biến chứng cấp đe dọa tính mạng do chảy máu ở dạ dày như nôn ra máu, đi cầu phân đen hoặc thủng dạ dày.

Bệnh có thể điều trị được nếu được điều trị sớm, đúng tác nhân gây bệnh. Ước tính có khoảng 7% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

- Bia, rượu, hút thuốc lá.

- Thực phẩm cay, nóng.

- Stress.

- Sử dụng thuốc chống viêm không steroide dài ngày.

- Vi khuẩn  Helicobacter pylori.

Trước đây, người ta vẫn quan niệm rằng dạ dày là môi trường không có vi khuẩn do độ pH quá acid của nó. Mãi đến năm 1979, Warren đưa ra giả thuyết chính vi khuẩn là căn nguyên gây ra viêm loét dạ dày- tá tràng.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 6 2013 20:10

Đọc thêm...

Hướng dẫn mới về sử dụng natri, kali

  • PDF.

Ths Bs Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

WHO đã ban hành một số hướng dẫn mới về mức khuyến cáo của natri và lượng kali trong chế độ ăn uống. Về cơ bản, họ cho thấy rằng người lớn và trẻ em nên cắt giảm natri nhưng tăng chế độ ăn uống kali để làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. 

Trong hướng dẫn cập nhật, người lớn (16 tuổi trở lên) được khuyến cáo để giảm tiêu thụ natri hàng ngày của họ để <2g (5g muối), và tăng lượng kali để ít nhất 3.51gam/ ngày. Đối với trẻ em (2-15 tuổi) các khoản này nên được hạ thấp tỷ lệ tương ứng theo nhu cầu năng lượng của họ. Đây là lần đầu tiên cơ quan này đã đề nghị giới hạn về lượng natri cho trẻ em và đưa ra khuyến cáo chế độ ăn uống cho lượng kali. 

na_ka

Hướng dẫn áp dụng đối với cá nhân có hoặc không có tăng huyết áp, bao gồm cả bà mẹ mang thai và cho con bú, ngoại trừ những người có bệnh hoặc đang dùng thuốc có thể gây ra hạ natri máu hoặc ứ nước trong cơ thể, hoặc bệnh nhân (suy tim và bệnh tiểu đường typ 1) yêu cầu có chế độ ăn uống đặc biệt. "Hiện nay, hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều natri và không đủ kali, WHO cho biết. Chế độ ăn nhiều natri có thể gây tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Kali giúp kiểm soát huyết áp và làm cho thận bài tiết natri hơn. 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 10 Tháng 6 2013 08:05

Đọc thêm...

You are here Tin tức