• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sơ cứu chấn thương đầu, các bước xử trí tại cộng đồng

  • PDF.

Bs Phạm Phú Tuấn - Khoa Cấp Cứu

Chấn thương đầu là chấn thương thường gặp trong cấp cứu do tai nạn hiện nay, đặc biệt tai nạn giao thông là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương sọ não nói riêng và chấn thương đầu nói chung. Việc xử trí đúng và kịp thời các tình trạng chấn thương là một trong những yếu tố quyết định làm giảm nhẹ tình trạng chấn thương và giảm thấp tỉ lệ tử vong và thương tật cho người bệnh. Đây là vấn đề lớn của cộng đồng, đòi hỏi sự liên kết của nhiều nghành, đối với ngành y tế việc sơ cấp cứu tốt tại nơi xảy ra tai nạn nhằm giảm thiểu nguy cơ là yếu tố quan trọng. Vì vậy cần thực hiện một số khuyến cáo sau đây:

1. Tại hiện trường khi tiếp cận nạn nhân chấn thương ở nơi xảy ra tai nạn cần có thái độ phải bình tĩnh, đánh giá nhanh, kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân. Loại bỏ hoặc tránh những yếu tố nguy hiểm đưa nạn nhân ra chỗ an toàn.

headtrama1

2. Thường chấn thương đầu kèm theo một số chấn thương khác, nhanh chóng đánh giá các tổn thương phối hợp để có hướng xử trí cho phù hợp như chấn thương cột sống cổ chấn thương ngưc bụng gãy xương … kèm theo .

3. Xử trí ban đầu thương tổn theo thứ tự ưu tiên khi có chấn thương phối hợp như băng bó vết thương cầm máu, cố định tạm thời gãy xương … , gọi nhiều người cùng hỗ trợ các tổn thương mà bản thân không tự xử trí được, trường hợp cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nên vận chuyển bằng xe cấp cứu một cách an toàn.

4. Đối với chấn thương đầu, những tổn thương không quan trọng như đụng giập đơn thuần đến vết rách, các đụng dập và những thương tổn thông thường ở da đầu, cần xử trí theo dõi tại nhà. Không di chuyển bệnh nhân khi không cần thiết.

5. Khi người bệnh có các dấu hiệu sau yếu tố gợi ý chấn thương sọ não như:

  • Nhức đầu nhiều và tăng dần
  • Chảy máu vùng đầu, mặt nhiều
  • Lừ đừ, ngủ mê, chậm dậy, giảm tiếp xúc
  • Yếu, liệt tay chân
  • Chảy máu tai hay chảy dịch bất thường qua lỗ tai mũi hoặc mũi miệng
  • Có quầng đen ở quanh mắt và sau tai
  • Ngưng thở, hôn mê hoặc mất cân bằng không thể đứng được
  • Yếu hoặc không cử động được tay hoặc chân,
  • Đồng tử hai bên không đều
  • Nôn mữa nhiều lần
  • Nói khó
  • Theo dõi những thay đổi về hô hấp và ý thức. Nếu bệnh nhân không có các dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho và cử động) thì bắt đầu hồi sức tim phổi.

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện, khi di chuyển người bệnh cần phải nhẹ nhàng, đặt bệnh nhân nằm yên trong tư thế phù hợp, đầu và vai hơi kê cao, đảm bảo trục thẳng: đầu - cổ - thân mình. Cần xử trí các chấn thương phối hợp, dùng thuốc giảm đau đúng theo chỉ định, vận chuyển nạn nhân càng sớm càng tốt, theo dõi sát chức năng sống và vận chuyển bằng xe cấp cứu một cách an toàn.

6. Tăng cường giáo dục người dân khi lao động phải đảm bảo an toàn trong lao động trong khi làm việc và tham gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai,thực hiện tốt văn hóa giao thông thực hiện những quy định về tham gia giao thông an toàn giao thông mọi lúc mọi nơi (Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một biện pháp hữu hiệu phòng chống chấn thương sọ não).


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Sơ cứu chấn thương đầu, các bước xử trí tại cộng đồng