• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trùng roi âm đạo

  • PDF.

CN Lê Văn Liêm - Khoa Vi sinh

Nhiễm Trichomonas vaginalis được mô tả lần đầu tiên như là một căn bệnh hoa liễu ở giữa thế kỷ 20. Đây là loại sinh vật đơn bào chịu trách nhiệm về nhiễm Trichomonas ở phụ nữ có thể dễ dàng phát hiện bằng kính hiển vi. Cần thiết lấy mẫu bệnh phẩm dịch âm đạo để phát hiện chúng.  Chúng gây ra tỷ lệ vô sinh cao ở phụ nữ . Với sự phát triển của các xét nghiệm khuếch đại acid nucleic cho T. vaginalis DNA, sự hiểu biết của chúng ta về dịch tễ học của bệnh này đã được cải thiện và cho thấy rằng có đến một phần ba số bệnh nhiễm trùng ở phụ nữ có thể không có triệu chứng.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng tỷ lệ nhiễm trichomonas Vaginalis  dao động 170.000.000-190.000.000 trường hợp trên toàn thế giới mỗi năm (tỷ lệ ước tính ở Hoa Kỳ là ~8 triệu ca mỗi năm).

1.Hình thể

Trùng roi âm đạo là một loại đơn bào có roi, cơ thể hình quả chanh. Dài khoảng 15-20 µm, rộng từ 7-10 µm, hoạt động rất nhanh nhờ 4 roi ở phía trước và một màng vẫy ngắn , ở cạnh thân được nâng lên bằng một roi khác.

Ở giữa thân có một sống lưng. Nhân ở phía trước, cạnh nhân có một bào khẩu. Nguyên sinh chất có nhiều hạt nhiễm sắc. Trùng roi âm đạo không có khả năng tạo bào nang.

trungoi1

Hình thể Trichomonas vaginalis

2. Sinh thái

Trùng roi âm đạo sống trên mặt niêm mạc của cơ quan sinh dục và tiết niệu của phụ nữ và nam giới:

Ở phụ nữ:  chúng sống ở âm đạo, cổ tử cung, vòi tử cung, ống dẫn trứng. Ở đàn ôngchúng sống ở tiền liệt tuyến, túi tinh, niệu đạo. Trùng roi di chuyển bằng roi và màng vẫy, ăn vi trùng, tinh bột, hồng cầu và chất hữu cơ, phân chia bằng cách cắt dọc.

3. Dịch tễ

Thể hoạt động rất đề kháng, chết ở 500C , sống được 00C / 5 ngày. Chúng không phát triển ở pH < 4,9 do đó không sống được ở pH acid của âm đạo trẻ em nhỏ, âm đạo bình thường.

Ký sinh trùng xâm nhập vào niêm mạc âm đạo gây nên kiềm tính làm cho vi khuẩn và nấm dễ nẩy nở.

Ở ngoại cạnh trùng roi âm đạo chết sau vài phút đến vài giờ.

Cách lây truyền:

Lây truyền bằng sự tiếp xúc ( trực tiếp  ( đàn ông thường không có triệu chứng ), lây gián tiếp qua vật dụng vệ sinh tắm rửa.Trẻ em trước tuổi dậy thì rất hiếm nhiễm trùng roi âm đạo.

trungoi2 

Cách lây truyền Trichomonas vaginalis

4. Bệnh học

4.1. Tác hại và triệu chứng lâm sàng

- Ở phụ nữ thường gây viêm âm đạo bán cấp tính hoặc mãn tính

+ Triệu chứng:

  • Khí hư: nhiều, có bọt, như sữa, hôi, màu vàng đục.
  • Cảm giác đau, nóng, khó chịu, ngứa âm hộ, giao hợp khó, niêm mạc âm đạo xung huyết.
  • Viêm niệu đạo, bàng quang…
  • Khám âm đạo: Viêm niêm mạc âm đạo, đôi lúc phù nề, có thể kèm theo viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm cổ tử cung
  • Viêm vòi trứng thường hiếm hơn.
  • Cũng kể đến vai trò làm dễ do rối loạn kích thích tố và sự kiềm hóa pH của chất tiết âm đạo.
  • Sự bội nhiễm của nấm Candida albicans và vi khuẩn gây mủ là cũng thường xảy ra.

- Ở đàn ông bệnh xảy ra chậm có thể viêm niệu đạo bán cấp tính với triệu chứng nóng niệu đạo khi đi tiểu.

  • Rất hiếm viêm bàng quang và tiền liệt tuyến.

4.2. Chẩn đoán: Việc chẩn đoán cần dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm khí hư âm đạo

- Lâm sàng:

       Dựa vào triệu chứng khí hư, cảm giác đau, nóng, khó chịu, ngứa âm hộ.

- Xét nghiệm:

     + Xét nghiệm khí hư: làm phiến phết âm đạo bằng cách dùng que tăm bông vô trùng lấy dịch âm đạo ở tíu cùng làm tiêu bản soi dưới kính hiển vi

     + Ở đàn ông: lấy dịch tiết vào sáng sớm trước khi đi tiểu, sau khi đã xoa bóp tiền liệt tuyến.

     + Nếu cần có thể lấy dịch âm đạo.

     + Xét nghiệm nước tiểu: quay ly tâm xét nghiệm cặn lắng.

4.3. Điều trị

Nhiễm T. vaginalis sẽ tiếp tục là một bệnh lây qua đường tình dục  "im lặng", đặt hàng triệu phụ nữ có nguy cơ cao bị biến chứng sức khỏe sinh sản và lây nhiễm HIV.

- Nguyên tắc:

  • Vệ sinh âm đạo, không giao hợp trong thời gian điều trị.
  • Điều trị cả vợ lẫn chồng.
  • Điều trị phối hợp:

Chống Trichomonas

Chống nấm

Chống vi khuẩn

4.4. Phòng bệnh

  • Chữa lành người bệnh và người mang mầm bệnh.
  • Không dùng chung những vật dụng, vệ sinh, tắm rửa  để tránh lây chéo.
  • Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho mọi người.

Tài liệu tham khảo

  1. Giáo trình ký sinh trùng (2009), NXB Đại học Huế.
  2. Smith KS et al (2005), Comparison of conventional testing to polymerase chain reaction in detection of Trichomonas vaginalis in indigenous women living in remote areas, Int J STD AIDS,16:811-5.
  3. Van Der Pol B et al (2006), Use of an adaptation of a commercially available PCR assay aimed at diagnosis of chlamydia and gonorrhea to detect Trichomonas vaginalis in urogenital specimens, J Clin Microbiol, 44:366-73.
  4. Van der Schee C et al ( 1999), Improved diagnosis of Trichomonas vaginalis infection by PCR using vaginal swabs and urine specimens compared to diagnosis by wet mount microscopy, culture, and fluorescent staining, J Clin Microbiol , 37:4127-30.
  5. Wendel KA et al (2002 ), Trichomonas vaginalis polymerase chain reaction compared with standard diagnostic and therapeutic protocols for detection and treatment of vaginal trichomoniasis, Clin Infect Dis ,35:576-80.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 10 2015 10:03

You are here Tin tức Y học thường thức Trùng roi âm đạo