• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Giao tiếp ứng xử - những vấn đề cần quan tâm

  • PDF.

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp cứu

Hoạt động giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân góp phần quan trọng trong sự thành công của điều trị. Có những bệnh nhân rất khó giao tiếp như người bệnh tự kỷ, tự tôn, ích kỷ thiếu kiềm chế…Vì vậy giao tiếp với bệnh nhân trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà thầy thuốc cần quan tâm trong khám chữa bệnh. Người bệnh vào viện không những được chăm sóc sức khỏe về các dịch vụ y tế, sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu mà phải được chăm sóc về mặt tâm lý thể hiện qua cách thức giao tiếp của nhân viên y tế với người bệnh.

nucuoi1

Luôn nở nụ cười, dù chỉ là nụ cười bí ẩn

Do áp lực công việc quá tải: Đa số các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến trung ương đều có số bệnh nhân vượt mức số giường bệnh. Trong khi lực lượng nhân viên y tế thì biên chế theo cơ cấu số giường bệnh. Do vậy mà nhân viên y tế phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn, đặc biệt là người điều dưỡng. Điều dưỡng là người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân, thời gian tiếp xúc của người điều dưỡng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhiều hơn so với các đồng nghiệp khác như bác sĩ, kỹ thuật viên. Người điều dưỡng mất 37% thời gian của họ giành cho giao tiếp với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Vì vậy mà người điều dưỡng dễ mắc những lỗi lầm trong giao tiếp. Cái gì cũng vậy, việc gì cũng vậy, càng làm nhiều thì càng có nguy cơ mắc lỗi nhiều. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp liên quan rất chặc chẽ với tâm lý của người tham gia giao tiếp. Và còn liên quan mật thiết đến đặc điểm văn hóa của từng vùng miền, từng dân tộc khác nhau. Vì vậy giao tiếp chỉ đạt được hiệu quả khi người tham gia giao tiếp hiểu rõ đặc điểm văn hóa của đối tượng giao tiếp, đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng giao tiếp. Mỗi khi người điều dưỡng làm việc quá tải họ sẽ có nguy cơ bị stress và dẫn đến giao tiếp không hiệu quả.

nucuoi2 

Cùng với nền kinh tế thị trường chạy theo đồng tiền, đồng lương của người điều dưỡng nói riêng và của nhân viên y tế nói chung còn quá thấp so với sức lao động của họ, so với mức sống hiện tại ngày nay. Do đó mà đôi khi giao tiếp của người điều dưỡng với bệnh nhân hay với người nhà còn mang tính mục đích lợi nhuận cá nhân. Chính vì điều này dẫn đến lỗi trong giao tiếp!

Đặc thù nghề điều dưỡng đa số là nữ giới, do vậy ngoài công việc ở cơ quan họ còn phải chăm lo công việc nhà cửa, bếp núc, chồng con. Họ ít có thời gian tiếp xúc xã hội, nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý người bệnh, về kỹ năng giao tiếp, ít có cơ hội tham gia với cộng đồng. Do vậy mà khả năng vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào trong thực hành nghề nghiệp còn hạn chế và hay bị lỗi.

Quan niệm của xã hội nhìn nhận về nghề điều dưỡng còn quá thấp. Họ cho rằng điều dưỡng chỉ là người giúp việc cho bác sĩ, điều dưỡng biết gì đâu mà hỏi. Nên mọi thắc mắc họ thường hỏi bác sĩ mà không hề trao đổi với điều dưỡng. Chính vì điều này khiến cho người điều dưỡng mặc cảm, tự ty. Do đó họ chỉ tiếp xúc với người bệnh, người nhà và làm xong công việc chăm sóc của họ như là một nhiệm vụ bắt buộc mà họ không giao tiếp cởi mở với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Làm như vậy khiến cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân than phiền về thái độ tiếp xúc của điều dưỡng.

Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng lời thề y đức dường như phai nhạt dần? Do tình trạng quá tải của Bệnh viện, cầu vượt cung đối với dịch vụ y tế. Cán bộ y tế khám ngày 30 bệnh nhân thì có thời gian hỏi bệnh kỷ hơn nhưng ngày khám 100 bệnh nhân thì làm sao đủ sức. Không có thời gian hỏi bệnh, lắng nghe bệnh nhân, người dân cũng khổ mà cán bộ y tế thì sức ép công việc cũng rất lớn, người dân đi bệnh viện thấy đông thì muốn nhanh hơn một tí cho mình, muốn mình được ưu tiên hơn, từ đó nảy sinh tình trạng biếu tiền, quà cho cán bộ y tế.

nucuoi3 

Bệnh viện quá tải là một trong những lý do khiến bệnh nhân suy nghĩ là phải “biết điều” với nhân viên y tế

Chúng tôi nghĩ rằng muốn việc giao tiếp và ứng xử phục vụ người bệnh ngày đựợc tốt hơn thì cần sự quan tâm nhiều hơn của các cấp chính quyền đối với cán bộ y tế sao cho phù hợp hơn với mức sống hiện nay.

Riêng bản thân chúng tôi là điều dưỡng, tôi mong rằng ngành điều dưỡng cần quảng bá hình ảnh của mình bằng những bằng chứng, chứng minh điều dưỡng là một nghề có vị trí nhất định trong xã hội. Chúng tôi tin rằng với sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, chúng tôi sẽ khắc phục được những hạn chế giao tiếp ứng xử với người bệnh và thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Lương y phải như từ mẫu”.

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 6 2016 21:57

You are here Tin tức Y học thường thức Giao tiếp ứng xử - những vấn đề cần quan tâm