• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Qui trình nội soi dạ dày

  • PDF.

Ths Bs Lê Thị Thu Trang - Khoa Nội Tiêu hóa

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nội soi dạ dày là phương tiện chẩn đoán chủ yếu khi triệu chứng gợi bệnh lý đường tiêu hóa trên.

- Độ nhạy cảm và đặc hiệu của nội soi cao hơn X-quang, nhất là khi ta không có điều kiện chụp cản quang kép

- Tuy nhiên, nội soi dạ dày không phải bao giờ cũng là biện pháp tốt nhất.

noisoibstrang

II. CHỈ ĐỊNH

1. Nội soi chẩn đoán:

  Nội soi được chỉ định khi cần xác định bệnh lý thuộc đường tiêu hóa trên

2. Nội soi điều trị

- Xuất huyết: chích cầm máu,thắt tĩnh mạch thực quản, chích xơ hóa.

- Lấy dị vật

- Hẹp thực quản: nong, đặt thông, điều trị tắc do ung thư thực quản bằng laser.

- Cát polyp, sinh thiết, xét nghiệm tế bào.

- Các thủ thuật tại hay qua bóng Vater: cắt cơ vòng Oddi, lấy dị vật, lấy giun, dẫn lưu mật, nội soi đường mật.

- Mở dạ dày ra da qua nội soi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chống chỉ định tuyệt đối:

- Người trưởng thành, tỉnh táo từ chối cuộc soi:

 + Khi được giải thích về mục đích, cách tiến hành và trấn an, hầu hết sẽ chấp nhận.

 + Sự chuẩn bị về tâm lý có giá trị tương đương với chuẩn bị bằng thuốc.

- Thủng đường tiêu hóa (dù chỉ nghi)

- Phồng giãn động mạch chủ.

- Suy tim.

- Suy hô hấp.

- Nhồi máu cơ tim mới.

- Cơn cao huyết áp.

- Khó thở do bất cứ nguyên nhân gì.

- Cổ trướng to, bụng chướng hơi nhiều.

- Ho nhiều.

- Gù vẹo cột sống.

2. Chống chỉ định tương đối

- Bệnh nhân quá già yếu và suy nhược.

- Bệnh nhân tâm thần không phối hợp được.

- Trong vòng 7 ngày sau khâu nối ống tiêu hóa.

- Tổn thương mới do chất ăn mòn ở đường tiêu hóa.

3. Tổng trạng kém

- Dấu sinh tồn không ổn định: huyết áp < 90/60 mmHg.

- Túi thừa Zenker lớn có thể làm đi lạc vào túi thừa gây thủng.

- Chảy máu lượng nhiều nghi do dò động mạch-tá tràng.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NỘI SOI

A. Chuẩn bị trước khi tiến hành thủ thuật nội soi

1. Phương tiện:

Máy nội soi thực quản dạ dày ống mềm loại nhìn thẳng và các dụng cụ kèm theo máy soi: máy hút, nguồn sáng, màn hình, kim sinh thiết, ống ngậm miệng, khăn mặt v.v…

2. Các thông tin cần cung cấp cho bệnh nhân:

2.1. Hẹn bệnh nhân nội soi:

- Ăn nhẹ vào tối hôm trước và sau 20 giờ không được ăn uống.

- Không ăn uống vào sáng ngày làm nội soi.

- Không uống thuốc vào sáng ngày làm nội soi.

- Không được lái xe ô tô hay xe  máy trong ngày làm nội soi (nếu nội soi gây mê)

2.2. Trước khi nội soi:

- Phải chắc chắn là bệnh nhân đã nhịn đói.

- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và mục đích nội soi.

- Tháo bỏ răng giả nếu có.

- Giải thích thủ thuật cho bệnh nhân, dặn bệnh nhân thư giãn khi soi.

3. Thuốc sử dụng trước khi soi

3.1. Tiêm thuốc chống co thắt như Buscopan hay Spasfon trước khi soi 15 phút để ức chế tiết nước bọt và dịch dạ dày.

3.2. Cho bệnh nhân uống 40 ml Gascon để loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc.

3.3. Gây tê tại chỗ: Nhỏ Xylocain 2% hay Lidocain 10% dạng gel vào vùng hầu bệnh nhân và dặn bệnh nhân ngậm giữ tại đó trong 3 phút, sau đó nuốt và bắt đầu nội soi.

4. Dung dịch thử urease-test

B. Tiến trình cuộc soi

1. Chuẩn bị:

1.1. Nối dây đất với nguồn sáng.

1.2. Gắn máy soi vào nguồn sáng.

1.3. Xem lại hồ sơ bệnh án và phim X quang nếu có.

1.4. Kiểm tra xem đúng bệnh nhân không.

1.5. Lau thị kính bằng 1 giọt dầu chuyên dụng

1.6. Gắn bộ phận hút vào bình nước.

1.7. Kiểm tra lại đường hút và bơm hơi nước.

2. Tư thế và chuẩn bị bệnh nhân:

2.1. Xịt xylocain 2% hay Lidocain 10% vào vùng hầu để gây tê tại chỗ.

2.2. Đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng trái.

2.3. Đặt ống ngáng miệng vào giữa hai cung răng và bảo bệnh nhân ngậm chặt.

2.4. Cho đầu bệnh nhân cúi xuống.

2.5. Giữ đầu bệnh nhân trên 1 cái gối mỏng.

2.6. Hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.

2.7. Hướng dẫn bệnh nhân thở bụng.

3. Cách cầm giữ máy soi:

3.1. Giữ phần vận hành máy bằng tay trái.

3.2. Giữ đầu ống soi bằng tay phải.

3.3. Giữ đầu ống soi ở vị thế cong

3.4. Giữ ống soi ở tư thế nằm ngang khi đưa vào miệng bệnh nhân.

4. Đưa máy soi vào dạ dày:

4.1. Kiểm tra lại hướng và tầm nhìn của máy.

4.2. Giữ nút xoay phải và trái ở vị trí tự nhiên.

4.3. Bôi xylocain vào mặt sau và gần đầu ống soi.

4.4. Giữ ống soi ở tư thế nằm ngang với tư thế UP nhẹ.

4.5. Đưa ống soi vào miệng bệnh nhân.

4.6. Quan sát đáy lưỡi, lưỡi gà và nắp thanh môn.

4.7. Quan sát chỗ nối hầu-thực quản.

4.8. Đưa ống soi vào thực quản đồng thời bảo bệnh nhân nuốt.

4.9. Bơm hơi và quan sát thực quản.

4.10. Quan sát chỗ nối thực quản-dạ day và tiếp đó đưa ống soi vào dạ dày.

5. Quan sát dạ dày:

5.1. Định hướng thân dạ dày.

5.2. Quan sát phình vị.

5.3. Quan sát thân dạ dày trên: bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, thành trước và sau.

5.4. Quan sát thân dạ dày phần giữa và dưới.

5.5. Quan sát các góc bờ cong.

5.6. Quan sát hang vị.

5.7. Quan sát lỗ môn vị.

5.8. Đưa ống soi vào hành tá tràng và khảo sát phần này.

5.9. Tiếp tục đưa ống soi xuống D2 tá tràng.

5.10. Kéo ống soi ra khỏi tá tràng.

5.11. Thực hiện tư thế J bằng cách UP tối đa.

5.12. Kéo ống soi ra từ từ và quan sát thân dạ dày (bờ cong nhỏ).

5.13. Thực hiện tư thế U bằng cách xoay máy 180 độ

5.14. Kéo ống soi ra từ từ và quan sát thân dạ dày (bờ cong lớn).

5.15. Tiếp tục kéo ống soi ra quan sát phình vị và chỗ nối dạ dày-thực quản.

5.16. Trả máy lại bình thường, kéo ra đến tâm vị và quan sát.

5.17. Hút hơi trong dạ dày.

5.18. Kéo máy ra tiếp tục, để máy tự nhiên và quan sát thực quản.

6. Rửa sạch máy soi

V. BIẾN CHỨNG

1. Thủng: 50% xảy ra ở hầu, thực quản đoạn trên, xoang lê (phần lớn xảy ra với phương pháp đi mù)

2. Tim: thường nhẹ, thoáng qua như loạn nhịp tim ( nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, rung nhĩ)

3. Phổi:

- Giảm oxy máu

- Biến chứng phổi hít.

4. Nhiễm trùng:

- Viêm phổi hít: chiếm tỷ lệ 0,07%

- Du khuẩn huyết: chiếm tỷ lệ 3-8%

- Lây truyền HBV: rất hiếm và không đáng ngại

- Lây nhiễm cho bác sỹ soi: do tiếp xúc với máu và dịch tiết

5. Kẹt máy: Ống nội soi bị kẹt nơi thoát vị hoành do kéo ra khi đang quặt ngược

6. Chảy máu dạ dày-tá tràng: khi cắt polyp, lấy dị vật.

7. Trật khớp hàm, nhất là đối với bệnh nhân bị trật khớp hàm mạn tính.

8. Đưa nhầm máy soi vào khí quản.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 12 2016 09:00

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Qui trình nội soi dạ dày