• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Huyết khối tĩnh mạch đối với bệnh nhân nằm buồng hồi sức

  • PDF.

BS Đinh Thị Hằng Nga - 

1 Định nghĩa.

Huyết khối tĩnh mạch (VTE venous thromboembolism) bao gồm: thuyên tắc phổi (PE pulmonary embolism) và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT deep venous thrombosis).

Có thể gọi huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là 2 biểu hiện của cùng một bệnh vì huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành trước trong các tĩnh mạch sâu ở chân, sau đó các phần tử từ huyết khối tĩnh mạch sâu bong ra, đi theo tĩnh mạch chủ dưới vào buồng tim phải và làm tắc một nhánh động mạch phổi gây ra thuyên tắc phổi. Các chuyên gia thường xem thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là sát thủ thầm lặng vì hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Khoảng 10% các ca thuyên tắc phổi có triệu chứng chết ngay trong vòng 1 giờ đầu và đa số bệnh nhân chết vì thuyên tắc phổi lại không có triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó. Ghi nhận trong thập niên 1990 cho thấy hơn 70% các ca tử vong do thuyên tắc phổi chỉ được xác định khi mổ tử thi. Ở những người sống sót qua giai đoạn cấp, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể để lại 2 di chứng. Di chứng thứ nhất là hội chứng sau huyết khối (post-thrombotic syndrome) có biểu hiện ở mức độ nặng là phù, loét và sạm da bên chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Tần suất hội chứng sau huyết khối mức độ nặng khoảng 5-10%. Di chứng thứ hai là tăng áp phổi mạn có nguồn gốc thuyên tắc huyết khối (chronic thromboembolic pulmonary hypertension), có tần suất dồn khoảng 4% sau 2 năm. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng sống và rút ngắn đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân.

VTE

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 9 2020 19:44

Quy trình bảo dưỡng máy gây mê kèm thở

  • PDF.

Phòng VTYT

1. Kiểm tra máy trước bảo dưỡng:

  • Ghi lại việc bảo dưỡng hàng ngày của KTV những hư hỏng hay các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra cẩn thận dưới con mắt của người kỹ thuật .
  • Bật máy cho hoạt động và đánh giá chất lượng.

2.Vệ sinh:

  • Vệ sinh toàn máy.
  • Vệ sinh, điều chỉnh giới hạn áp lực van (APL,hoặc Pop-off)

3.Kiểm tra tổng quát :

  • Kiểm tra bề ngoài của máy có hư hỏng gì không.                                                   
  • Kiểm tra đầu nối khí y tế và xác định áp lực vừa đủ.
  • Kiểm tra màu của độ hấp thụ CO2
  • Kiểm tra dây thở bệnh nhân và phổi giả.
  • Kiểm tra chuyển động của núm điều khiển đường hơi.

4.Kiểm tra phần điện:

  • Kiểm tra dây nguồn, dây nối và các đầu nối xem có bị hư hỏng gi không
  • Kiểm tra các dây nối và cáp xem an toàn không.
  • Kểm tra điện áp nguồn.

5.Kiểm tra chức năng:

  • Bật nguồn và xác định không có gì bất thường.
  • Kiểm tra tất cả các công tắc và núm vặn đều hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra áp lực khí và O2 có đạt không.
  • Kiểm tra hoạt động của máy thở trong hệ thống máy gây mê.
  • Kiểm tra màn hình hiển thị, các báo động của nồng độ O2 và áp lực khí.
  • Kiểm tra hệ thống bình và khí bốc hơi gây mê đảm bảo an toàn không.
  • Kiểm tra bằng tay túi thở,độ phồng và chức năng.

6.Kiểm tra vận hành:

  • Cài đặt các thông số cho chế độ thở gây mê IPPV.
  • Cài đặt các giới hạn báo động cho mode thở
  • Kiểm tra máy bằng phổi giả và xác nhận không có gì bất thường.

7. Bàn giao cho đơn vị sử dụng:

  • Cho tiến hành chạy thử, đánh giá chất lượng máy so với trước và sau khi bảo dưỡng.
  • Ghi lại các thông số kỹ thuật và quá trình bảo dưỡng vào sổ lưu.
  • Bàn giao cho đơn vị sử dụng. Có xác nhận của người trực tiếp sử dụng hoặc trưởng, phó khoa phòng.

                                                         

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 29 Tháng 9 2020 20:36

Phân loại áp xe và rò hậu môn, các phương pháp điều trị mới trong rò hậu môn

  • PDF.

Bs Trần Ngọc Toàn - 

I, ĐẶT VẤN ĐỀ

Rò và áp xe cạnh hậu môn là 2 bệnh lý thường gặp đứng hàng thứ 2 trong các phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng

Áp xe quanh hậu môn và rò là do cùng nguyên nhân và được biểu hiện dưới 2 dạng khác nhau : áp xe ở dạng cấp tính và rò ở dạng mạn tính

Các cách phân loại và xử trí cũ không đảm bảo trong việc điều trị áp xe và rò hậu môn

Việc nắm bắt các hệ thống phân loại và cập nhật các phương pháp phẫu thuật giúp điều trị tốt hơn\

apxedo1

II, SINH BỆNH HỌC :

Theo chiari, Hermann, Defosses : tuyến hậu môn và đường dẫn của tuyến là nguyen nhân của áp xe và rò hậu môn

Park và Eisenhammer : nêu giả thuyết khe tuyến

Eisenhammer cho rằng tất cả các áp xe và rò không đặc hiệu là kết quả của nhiễm trùng từ trong tuyến hậu môn và ứ đọng ở tuyến do sự tắc nghẽn ống dẫn trong cơ thắt trong

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 28 Tháng 9 2020 14:44

Sốc điện chuyển nhịp

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Liên Hoa - 

1. Tóm tắt

Sốc điện chuyển nhịp bên ngoài được thực hiện lần đầu tiên vào những năm 1950. Chuyển nhịp khẩn cấp hoặc không bắt buộc có những ưu điểm cụ thể, chẳng hạn như chấm dứt nhịp nhanh nhĩ, nhanh thất và phục hồi nhịp xoang. Sốc điện chuyển nhịp có thể cứu sống người bệnh khi áp dụng trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Tỷ lệ thành công được tăng lên nhờ chẩn đoán nhịp tim nhanh chính xác, lựa chọn bệnh nhân cẩn thận, sử dụng bản điện cực phù hợp, xác định mức năng lượng và mức gây mê tối ưu, ngăn ngừa các biến cố thuyên tắc và tái phát loạn nhịp, bảo tồn đường thở đồng thời giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm rung thất do gây mê toàn thân hoặc thiếu đồng bộ giữa sốc điện dòng điện một chiều (DC) và phức bộ QRS, huyết khối tắc mạch do điều trị chống đông không đủ, nhịp nhanh thất không duy trì, loạn nhịp nhĩ, block tim, nhịp tim chậm, block nhánh trái thoáng qua , hoại tử cơ tim, rối loạn chức năng cơ tim, hạ huyết áp thoáng qua, phù phổi và bỏng da. Sốc điện chuyển nhịp được thực hiện ở bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim không tương thích có thể dẫn đến rối loạn chức năng, cụ thể là những thay đổi cấp tính hoặc mãn tính về ngưỡng tạo nhịp hoặc độ nhạy. Mặc dù phương thức này có vẻ khá đơn giản, nhưng hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu thực hiện không đúng cách.

Cardioversion

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 25 Tháng 9 2020 11:03

Gây mê ở bệnh nhân béo phì

  • PDF.

Bs Phạm Văn Thịnh - 

I/ Tổng quan :

  • Béo phì là một bệnh phổ biến. Số lượng người thừa cân, béo phì, bệnh béo phì gia tăng ngày căng nhanh chóng trong 3 thập kỹ gần đây.
  • Các biến chứng liên quan đến gây mê cũng được thấy ở bệnh nhân béo phì hơn so với người có cân nặng bình thường.
  • Tầm quan trọng của các ứng dụng gây mê ở bệnh nhân béo phì bắt nguồn từ những thay đổi về sinh lý học, giải phãu học và dược động học. 
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) chỉ là một thước đo béo phì. Một vài bệnh nhân có chỉ số BMI cao nhưng là người khỏe mạnh.
  • Sự phân phối mỡ là yếu tố tiên đoán nguy cơ bệnh tật tốt hơn trọng lượng đơn thuần.
  • Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, viêm khớp, đau lưng là những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân béo phì.
  • Ngừng thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea - OSA) là vấn đề phổ biến ở những người béo phì dễ gây những biến chứng bất lợi trong quá trình dẫn mê và phẫu thuật.
  • Thông khí thường khó khăn trên bệnh nhân béo phì, OSA, BMI, cổ ngắn… là thách thức khi đặt nội khí quản. Xác định thời gian rút nội khí quản sau khi tỉnh khỏi mê cũng là một quyết định quan trọng.
  • Liều lượng thuốc ở bệnh nhân béo phì nên xem xét: tổng trọng lượng, trọng lượng nạc, trọng lượng lý tưởng, thuốc có đặc tính tan trong mỡ.
  • Rối loạn dinh dưỡng có thể ảnh hưởng có ý nghĩa đến kết quả phẫu thuật, đặt biệt nhiễm trùng sau mỗ. 

II/ Béo phì :

  • Béo phì là tình trạng chức năng mà cân nặng có tỉ lệ cao hơn chiều cao.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) hiện là thước đo tiêu chuẩn để mô tả các loại béo phì khác nhau và BMI là thước đo gián tiếp của bệnh béo phì vì nó chỉ xem xét chiều cao và cân nặng, không phân biệt nguồn gốc của bất kỳ trọng lượng bổ sung nào. 

gaymebeo

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 9 2020 15:40

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV