• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Các chỉ định truyền chế phẩm máu

  • PDF.

KTV Doãn Thị Minh Duyên - Khoa HHTM

Truyền máu là một phương pháp điều trị bao gồm truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm máu từ người cho sang người nhận. Truyền máu là một quá trình bao gồm các khâu: thu gom, sàng lọc, sản xuất và bảo quản chế phẩm và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng.

Nguyên tắc chỉ định truyền chế phẩm máu hiện nay trên thế giới và ở nước ta hiện là chỉ định truyền máu hợp lý trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân và ưu tiên truyền máu từng phần.

chidinhmau1 

Chỉ định truyền máu toàn phần: Máu toàn phần hiện nay thường chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân mất máu cấp số lượng lớn (thường trên 30% thể tích máu của cơ thể và có biểu hiện sốc giảm thể tích không bù được bằng các dung dịch thay thế). Trường hợp số lượng truyền ngay không lớn (2-3 đơn vị trở xuống) thì nên thay bằng khối hồng cầu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:41

Đọc thêm...

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier

  • PDF.

Bs CKI Dương Quốc Trung - Ngoại TH

I. Đại cương:

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nặng nề, đe dọa sự sống còn của người bệnh. Năm 1764, Baurienne lần đầu tiên mô tả bệnh lý không rõ căn nguyên,tiến triển nhanh làm hoại tử phần mềm chung quanh bộ phận sinh dục nam và tầng sinh môn. Năm 1988, Jean Alfred Fournier – 1 bác sĩ thú y người Pháp - mô tả chi tiết căn bệnh này, mà về sau tên ông được đặt cho bệnh lý này. Fournier là căn bệnh xảy ra đột ngột, là sự nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn,bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Bệnh không chỉ gặp ở nam thanh niên mà còn gặp ở nữ giới và nhiều lứa tuổi khác.

II. Bệnh nguyên:

Nguồn gốc bệnh bắt nguồn từ nhiễm trùng quanh hậu môn-trực tràng, bệnh lý đường tiết niệu và da cơ quan sinh dục ngoài.

Những bệnh ký nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng bao gồm: nứt kẻ hậu môn, abcess tầng sinh môn, abcess quanh trực tràng, thủng đại trực tràng do viêm nhiễm, bệnh lý ác tính, túi thừa hay do chấn thương. Viêm ruột thừa biến chứng thậm chí có thể gây bệnh lý Fournier.

Những bệnh lý đường tiết niệu gồm có: viêm nhiễm niệu đạo, chấn thương đường tiết niệu, viêm mào tinh, đặt sonde tiểu kéo dài dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, tổn thương niệu đạo do nong, sinh thiết tiền liệt tuyến.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:28

Đọc thêm...

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - ICU

Xem tại đây

Phác đồ và kỹ thuật đặt nội khí quản khó

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - GMHS

Xem tại đây

Điều dưỡng với chuẩn bị bệnh nhân trước mổ

  • PDF.

ĐD Nguyễn Thị Sen - Khoa Ngoại TH

Một bệnh nhân khi được chỉ định phẫu thuật nhằm mục đích khác nhau:

  • Để chẩn đoán: Sinh thiết hoặc mổ thăm dò
  • Để điều trị triệt để: Cắt bỏ khối u, cắt bỏ ruột thừa viêm…
  • Để tạo hình hoặc thẩm mỹ: Cắt bỏ sẹo dính, tạo hình vú…
  • Có thể là phẫu thuật tạm thời: Mở thông dạ dày…

Phẫu thuật được phân loại theo tình trạng khẩn cấp:

  • Cấp cứu: Là bệnh không được trì hoãn vì bệnh nhân chết trong vết thương mạch máu; bệnh sẽ trầm trọng nếu mổ muộn như viêm ruột thừa hay viêm phúc mạc.
  • Cấp cứu trì hoãn: phẫu thuật trong vòng 24 đến 36 giờ như mổ viêm túi mật, tắc ruột…
  • Mổ chương trình, theo kế hoạch: Trong tuần, vài tuần hoặc vài tháng như bệnh u xơ tiền liệt tuyến , thoát vị bẹn…

chuanbi1

Hình minh họa

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 10 2014 07:35

Đọc thêm...

You are here Đào tạo