• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Bước đầu triển khai phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Tam Thăng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Khớp gối giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể di chuyển và truyền tải lực nhưng luôn được giữ vững ở mọi trạng thái nhờ vào chức năng của hệ thống dây chằng, bao khớp, sụn chêm và hệ thống cơ bắp dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và mạch máu nuôi. Đứt dây chằng chéo trước (DCCT) làm giảm đi sự vững chắc của khớp gối, mâm chày bị trượt ra trước và sẽ gây tổn thương thứ phát đến các thành phần khác trong khớp như: rách sụn chêm, lỏng khớp, bong nứt sụn lồi cầu đùi và mâm chày, thoái hóa khớp từ đó đẩy nhanh đến quá trình hư khớp gối. Đứt DCCT bản thân nó không thể tự lành được, chính vì vậy phải phẫu thuật tái tạo lại dây chằng này sớm để làm vững chắc, tránh làm hỏng thêm các thành phần khác của khớp gối để bệnh nhân sớm trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

daychang1

Phẫu thuật nội soi khớp gối ngày nay được áp dụng thông dụng trên thế giới nhờ vào các ưu điểm: vừa chẩn đoán vừa điều trị, xác định đủ chính xác các tổn thương bên trong khớp gối, hạn chế tối đa tổn thương giải phẫu do phẫu thuật mở khớp gối, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi chức năng khớp gối sớm trở lại sinh hoạt và hoạt động thể thao.

Tại Việt Nam phẫu thuật nội soi các chuyên ngành khác như ngoại tổng quát, tiết niệu, sản…đang phát triển theo nhịp độ của thế giới và mang đến cho người bệnh kỹ thuật điều trị cao, chất lượng tốt theo xu hướng phát triển của kinh tế nước ta. Nội soi khớp trong chỉnh hình không thể nằm ngoài xu hướng phát triển này, cho nên cần áp dụng nghiên cứu phẫu thuật nội soi khớp gối là yêu cầu bức thiết để mang đến hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Việc chẩn đoán tổn thương đứt dây chằng chéo trước khớp gối chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, kết hợp với hình ảnh cộng hưởng từ giúp xác định  các tổn thương kèm theo như rách sụn chêm..Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về phẫu thuật nội soi khớp gối.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 14:41

Đọc thêm...

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đặt mesh tiền phúc mạc điều trị thoát vị bẹn (TEP)

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Tải

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị bẹn là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở các cơ sở phẫu thuật và có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh này. Tỉ lệ tái phát là một yếu tố quyết định cho việc chọn lựa phương pháp phẫu thuật. Đặt mảnh ghép qua mổ mở cho tỉ lệ tái phát thấp. Từ khi phẫu thuật cắt túi mật nội soi ra đời, cho đến nay phẫu thuật nội soi đã dần dần thay thế phẫu thuật mở trong nhiều loại phẫu thuật.

Phẫu thuật phục hồi thành bụng qua nội soi được thử nghiệm từ năm 1982 bởi Ger, đến năm 1989 được Bogajavalenski thực hiện trên người. Sau đó phẫu thuật này được các phẫu thuật viên thực hiện ngày càng nhiều và có nhiều cải tiến về kỹ thuật. Hiện còn hai phương pháp mổ qua ngả nội soi là: phương pháp xuyên ổ bụng vào khoang tiền phúc mạc (TAPP: Transabdominal preperitoneal repair) và phương pháp ngoài phúc mạc (TEP: Total extraperitoneal repair. Phương pháp đầu có bất lợi là phải vào ổ bụng nên cần gây mê và có thể gây dính tạng về sau. Phương pháp ngoài phúc mạc giống như phương pháp mổ mở ngả tiền phúc mạc, nên phương pháp này cũng mổ được dưới gây tê vùng.  Từ thực tế trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đặt mesh tiền phúc mạc điều trị thoát vị bẹn (TEP)” với mục tiêu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn ”.
tep1

Mời các bạn xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 6 2013 14:33

Dịch tiêm truyền tĩnh mạch

  • PDF.

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Trường CĐYT Quảng Nam

MỞ ĐẦU

Dịch truyền là danh từ chung dùng để chỉ các dạng dịch thể (dung dịch, nhũ dịch) có dung tích lớn, thường dùng đưa vào tĩnh mạch. Có nhiều loại nhưng 2 loại thông dụng là:

  • Loại dùng bồi phụ thể tích dịch lưu hành khi bị mất máu, bỏng nặng, tụt huyết áp,…
  • Loại cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ốm nặng.

dich-truyen

Trong thực hành lâm sàng hàng ngày hiện nay, chỉ định chuyền dịch tĩnh mạch ngày càng rộng rãi và như thế thầy thuốc cần phải ghi nhớ một số kiến thức cơ bản về các loại dịch truyền để có chỉ định tốt nhất hầu mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Vấn đề này không phải dễ dàng nhưng không phải là quá khó không thể thực hiện được. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về dịch truyền tĩnh mạch:

Đọc thêm...

Bệnh nhiễm hắc tố kết tràng

  • PDF.

Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội TH

1. Giới thiệu:

Bệnh nhiễm hắc tố kết tràng là sự lắng đọng sắc tố, kết quả là một màu nâu đen đặc trưng cho sự đổi màu đen của lớp niêm mạc của ruột già. Sự đổi màu có thể nhẹ hoặc rất rõ rệt, màu nâu đen của niêm mạc ruột có thể được thống nhất hoặc hoa văn. Cường độ và mô hình của sự đổi màu thậm chí có thể khác nhau giữa các vị trí khác nhau trong đại tràng của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân:

Bệnh nhiễm hắc tố kết tràng là một tình trạng thường liên quan đến sử dụng thuốc nhuận tràng mãn tính  anthranoid. Các thuốc nhuận tràng anthranoid đi qua đường tiêu hóa không được hấp thu cho đến khi chúng đến ruột già, nơi đây chúng được thay đổi thành các hình thức hoạt động, các hợp chất hoạt động dẫn đến gây thiệt hại cho các tế bào trong lớp niêm mạc ruột và dẫn đến quá trình apoptosis (sự tự hủy diệt, một dạng tế bào chết). Khi đủ các tế bào đã bị hư hỏng, các sắc tố đặc trưng của thành ruột phát triển. Điều kiện có thể phát triển thành bệnh nhiễm hắc tố kết tràng chỉ sau một vài tháng sử dụng thuốc nhuận tràng anthranoid.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 20 Tháng 6 2013 08:52

Đọc thêm...

Vài vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc tim mạch cho bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • PDF.

Ths Bs Trình Trung Phong - Khoa Nội Tổng hợp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT: Chronic obsttructive pulmonary disease - COPD) là một bệnh có đặc điểm tắc nghẽn lưu lượng khí thở ra thường xuyên bị hạn chế không hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, tiến triển, thường có tăng phản ứng đường thở, do viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng gây ra.

GOLD 2011 đã định nghĩa COPD với sự nhấn mạnh các bệnh lý đi kèm: “COPD là một bệnh lý phổ biến có thể phòng ngừa và điều trị được, đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thường xuyên và nặng dần và thường kèm theo một đáp ứng viêm bất thường của phổi đói với các hạt độc hoặc khí độc. Đợt cấp COPD và các bệnh lý đi kèm góp phần vào độ nặng của từng người bệnh”

copd_timmachj

Hình minh họa

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 6 2013 11:23

Đọc thêm...

You are here Đào tạo