• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Danh mục thuốc cần chú ý đặc biệt (nhìn giống nhau hoặc đọc giống nhau) năm 2016

  • PDF.

Khoa Dược

Cefotaxime

 cefoxitin

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 13 Tháng 5 2016 20:41

Khuyến cáo đặc biệt với kháng sinh cefotaxim

  • PDF.

Ds Trần Thị Kiều Diễm

Cefotaxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên, gần đây có nhiều trường hợp gặp phản ứng phụ khi dùng loại kháng sinh này, trong đó có sốc phản vệ. Vì vậy, mới đây Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến cáo đặc biệt đối với loại kháng sinh này.

Cefotaxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, so với các cephalosporin thế hệ 1, 2 thì cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn gram dương lại yếu hơn các cephalosporin thuộc thế hệ 1.

cefota1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 4 2016 15:35

Phản ứng kích ứng tại vị trí tiêm truyền liên quan đến kháng sinh nhóm fluoroquinolon

  • PDF.

Khoa Dược

Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh tổng hợp phổ rộng được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Các thuốc trong nhóm này có thể được sử dụng ở dạng uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch trong điều trị các nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn tiêu hóa và một số tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Tại Việt Nam, các fluoroquinolon được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin và pefloxacin.

flu1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 4 2016 18:32

Sử dụng kháng sinh theo nhiễm khuẩn

  • PDF.

Khoa KSNK

Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng kháng sinh tăng lên rõ rệt ở cả môi trường bệnh viện và cộng đồng. Hiện nay, gần như tất cả các vi khuẩn gây bệnh nặng đều có kháng thuốc. Hàng năm có khoảng 25 triệu đơn thuốc kháng sinh được kê và trong đó trên 50% kháng sinh được kê không hợp lý, vì vậy không ngạc nhiên gì về tình hình phát triển kháng thuốc của vi khuẩn. Bệnh nhân nhập viện là các đối tượng dễ gây lây truyền các VK kháng thuốc, đặc biệt các bệnh nhân ở phòng Hồi sức (ICU). Ước tính khoảng 60% các nhiễm trùng bệnh viện trên toàn thế giới là do các vi khuẩn kháng thuốc gây ra, Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ làm tăng nguy cơ độc tính cho bệnh nhân, tác dụng phụ, tương tác thuốc, bội nhiễm, kéo dài bệnh tật và thậm chí tử vong, mà còn là nguyên nhân chính gây phát tán sự kháng thuốc (4).

khangks1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 4 2016 17:58

Áp dụng quy định mới về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú từ ngày 01 tháng 05 năm 2016

  • PDF.

Ds Phạm Phú Trí

Thông tư này quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Thông tư này không áp dụng đối với kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược; kê đơn thuốc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. 

Người kê đơn thuốc là bác sỹ. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (trạm y tế xã); phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

kedon1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 29 Tháng 3 2016 08:26

You are here Tin tức Thông tin thuốc