• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ho và các thuốc điều trị ho

  • PDF.

Ds. Nguyễn Thị Thuý Hằng - 

Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Phản xạ ho bao gồm ba giai đoạn: hít vào, một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín, lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài sau khi thanh môn mở ra, và thường đi kèm với một âm thanh đặc trưng.Ho có thể xảy ra một cách cố ý lẫn vô ý.

Các dạng ho

  • Ho khan
  • Ho có đờm
  • Ho gà
  • Ho lưỡng thanh
  • Ho tắc tiếng

Tóm tắt điều trị ho

ho

Nguyên nhân :

  • Các kích thích do viêm:viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi…
  • Các kích thích hóa học : khói thuốc lá, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ( nhóm ức chế men angiotensin : enalapril, lisinopril).
  • Các kích thích cơ học: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khói bụi có thể là nguyên nhân gây các bệnh hô hấp hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Các kích thích nhiệt độ: Thời tiết quá nóng hay quá lạnh.

 Các nhóm thuốc chữa ho phổ biến:

1.Thuốc giảm ho trung ương :

- Codein : Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.

- Dextromethorphan: Thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho, nên có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng.

2. Nhóm thuốc tiêu đàm :

Làm giảm độ quánh đàm nhưng không tăng thể tích đàm, giúp khạc đàm dễ hơn.ví dụ : Acemuc, Bromhexin, Ambroxol.

3.Nhóm t huốc giãn phế quản:

Thăm dò chức năng hô hấp, ngăn co thắt phế quản trong điều trị hen. Ví dụ : Salbutamol, Terbutalin.

Các thuốc điều trị ho

1.Terpin codein :

ho2

Chỉ định:

  • Điều trị các chứng ho gió, kho khan, ho do nhiễm lạnh và ho do viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản phổi cấp và mãn tính, viêm khí quản co thắt, khan tiếng, bệnh nhân ho có đau nhẹ và vừa.

Chống chỉ định :

  • Ho do hen suyễn.
  • Suy hô hấp.
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Tương tác thuốc

  • Không được uống rượu khi dùng thuốc.
  • Tránh kết hợp với các thuốc chống ho khác và các thuốc có tác dụng làm khô dịch tiết loại atropin.
  • Lưu ý khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (gây tăng ức chế thần kinh trung ương), các dẫn xuất khác của morphin (gây ức chế hô hấp).

2. Dextromethopan

ho3

Chỉ định:

  • Điều trị chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc. Trẻ < 2 tuổi.

Tương tác thuốc

  • Tránh dùng với thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế thần kinh trung ương, Quinidin.

3. Amuco 750V

ho4

Chỉ định:

  • Điều trị hỗ trợ trong các bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết chất nhầy, bao gồm cả bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Bệnh nhân có loét đường tiêu hóa cấp.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốcs:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày- tá tràng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi.
  • Không nên sử dụng thuốc giảm ho cùng lúc với carbocistein.

4. Salbutamol

ho5

Chỉ định:

  • Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
  • Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
  • Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
  • Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
  • Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc.
  • Ðiều trị dọa sẩy thai trong 3 - 6 tháng đầu mang thai.

Tương tác thuốc :

  • Tránh dùng kết hợp với các thuốc chủ vận beta không chọn lọc.
  • Không nên dùng kết hợp salbutamol dạng uống với các thuốc chẹn beta (như propranolol).
  • Cần thận trọng khi người bệnh có dùng thuốc chống đái tháo đường. Phải theo dõi máu và nước tiểu vì salbutamol có khả năng làm tăng đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin.
  • Phải ngừng tiêm salbutamol trước khi gây mê bằng halothan.
  • Khi chỉ định salbutamol cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng thuốc đó để điều trị.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 7 2020 14:06

You are here Tin tức Y học thường thức Ho và các thuốc điều trị ho