• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị COPD (p.1)

  • PDF.

Bs Đinh Thị Hằng Nga - 

1 TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ?

Tế bào gốc (mesenchymal stem cell) là các tế bào sinh học chưa biệt hóa và có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác có chức năng chuyên biệt như tế bào gốc cơ tim, tế bào gốc tuyến tụy, tế bào gốc da, tế bào gốc máu, tế bào gốc thần kinh .

Ở người, có ba nguồn đã được biết của các tế bào gốc trưởng thành có khả năng sinh ra thế hệ tế bào sau giống như nó (autologous):

  1. Tủy xương, được lấy từ phương thức khoan vào xương (điển hình là xương đùi hay xương chậu).
  2. Mô mỡ (gồm các tế bào mỡ) được lấy bằng phương pháp hút mỡ.
  3. Máu, trong đó máu được rút ra từ người hiến tặng (tương tự như hiến máu), đi qua máy tách chiết các tế bào gốc và trả lại các phần khác của máu cho người hiến.

Tế bào gốc cũng có thể được lấy từ máu dây rốn ngay sau khi sinh. Trong tất cả các loại tế bào gốc, việc thu hoạch tế bào gốc tự thân sẽ có ít nguy cơ rủi ro nhất. Theo định nghĩa, các tế bào tự thân thu được từ cơ thể của chính mình, giống như người ta có thể sử dụng máu của chính mình cho các cuộc phẫu thuật của mình vậy.

Hiện nay tế bào gốc đang được ứng dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau , trong đó có các bệnh lý phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bụi phổi, tổn thương phổi cấp tính ( ARDS) .

Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang ngày càng gia tăng do các vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn nạn về hút thuốc, bệnh thường tiến triển nặng dần dẫn đến chất lượng sống giảm sút. Mặc dù đã xuất hiện nhiều loại thuốc mới làm tăng hiệu quả điều trị đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng và rất nặng. Liệu pháp tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mới giúp làm giảm triệu chứng và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp điều trị truyền thống chính là tác động vào cơ chế bệnh sinh bằng phương pháp sinh học giúp trì hoãn hay đẩy lùi những tổn thương mới. Do đó, cuộc sống của các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được cải thiện.

tebaogoccopd

2 CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH BẰNG TẾ BÀO GỐC

Cơ chế điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng tế bào gốc bao gồm ức chế đáp ứng viêm bất thường, ức chế sự chết theo chương trình của tế bào phổi. Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới đang triển khai sử dụng tế bào gốc trung mô được thu nhận từ mô mỡ, tủy xương để sử dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tế bào gốc trung mô được tìm thấy tại tủy xương, mô mỡ, tủy răng và dây rốn, với khả năng nhân đôi, khả năng di chuyển tới vùng tổn thương và khả năng điều hòa miễn dịch.            

Đại cương về tế bào gốc trung mô

Trung mô là thuật ngữ để chỉ mô liên kết thưa đang phát triển của phôi, chủ yếu bắt nguồn từ trung bì và tạo ra phần lớn các tế bào của mô liên kết ở cơ thể trưởng thành.Các tế bào gốc trung mô là các tế bào đệm đa tiềm năng, có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau của mô liên kết bao gồm nguyên bào xương, nguyên bào sụn, tế bào cơ, tế bào mỡ….

Nguồn thu nhân tế bào gốc trung mô:

Tủy xương là nguồn thu nhận tế bào gốc trung mô đầu tiên và hiện nay được sử dụng nhiều nhất. Đây là nguồn tế bào tốt nhất và được lấy làm tiêu chuẩn để so sánh với tế bào gốc trung mô từ nguồn khác.

Những tế bào gốc trung mô nguyên thủy nhất ( tiềm năng biệt hóa cao nhất ) được phân lập từ dây rốn và nhau thai. Những nguyên liệu này dễ dàng thu thập , không cần thao tác trên bệnh nhân. Đồng thời, tế bào gốc trung mô có thể được phân lập từ thạch rốn mà ít lẫn các loại các tế bào khác, trong khi máu cuống rốn có thể đồng thời thu nhận cả tế bào gốc trung mô lân tế bào gốc tạo máu.

Mô mỡ là nguồn thu nhận tế bào gốc trung mô dồi dào nhất , do nó phân bố khắp nơi trong cơ thể , đồng thời có thể tự tái tạo.Nhờ số lượng tế bào rất lớn,tế bào gốc trung mô từ mô mỡ được sử dụng tự thân ngay sau khi phân lập, vì thế tránh được miễn dịch thải ghép. Tuy nhiên, tiềm năng biệt hóa của tế bào gốc trung mô mô mỡ kém hơn từ hai nguồn trên.

(Còn tiếp)

Tài liệu tham khảo

  1. Lv FJ, Tuan RS, et al. (2014). Concise Review: The Surface Markers and Identity of Human Mesenchymal Stem Cells. Stem Cells 32(6):1408-1419.
  2. Jin HJ, Bae YK, et al. (2013). Comparative analysis of human mesenchymal stem cells from bone marrow, adipose tissue, and umbilical cord blood as sources of cell therapy. International Journal of Molecular Sciences 14(9):17986-8001.
  3. Gao F, Chiu SM, et al. (2016). Mesenchymal stem cells and immunomodulation: current status and future prospects. Cell Death and Disease (2016) 7, e2062.
  4. Ullah I, Subbarao RB, Rho GJ (2015). Human mesenchymal stem cells - current trends and future prospective. Bioscience Reports 35(2). pii: e00191.
  5. Bianco P, Cao X, et al. (2013). The meaning, the sense and the significance: translating the science of mesenchymal stem cells into medicine. Nature Medicine 19, 35–42.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 22 Tháng 7 2020 16:19

You are here Tin tức Y học thường thức Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị COPD (p.1)