• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Dùng fructose làm tăng nguy cơ bệnh gout

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội TH

Theo kết quả nghiên cứu mới đây thì việc tiêu thụ nước ngọt có ga, nước cam và fructose có liên quan đến nguy cơ bị gout.

TS Hyon .K.Choi (Trường đại học Y Boston, Massachusetts) đã trình bày kết quả này tại Hội nghị thường niên 2010 của Hội Thấp khớp học Hoa kỳ. Kết quả này cũng đã được đăng trực tuyến vào ngày 10/11 trên tờ Journal of the American Medical Association.

TS Choi cho biết: “ Nếu bệnh nhân bị tăng acid uric máu (hoặc gout) và nếu họ dùng đồ uống có đường, đặc biệt có chứa fructose thì tôi sẽ khuyên họ ngừng hay giảm sử dụng”

TS Choi và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu thuần tập, tiến cứu trên người Mỹ kéo dài 22 năm từ 1984- 2006. Những phụ nữ không có tiền sử bị gout lúc bắt đầu nghiên cứu (78906 người) đã cung cấp thông tin về việc sử dụng đồ uống và fructose vào bảng câu hỏi về tần suất sử dụng đã được phê chuẩn. Trong quá trình nghiên cứu đã ghi nhận 778 trường hợp gout mới mắc. So với nhóm tiêu thụ < 1 phần nước ngọt có ga/ tháng thì tiêu thị 1 phần/ngày liên quan với tăng 1,74 lần nguy cơ bị gout, còn tiêu thụ ≥ 2 phần/ngày làm tăng nguy cơ bị gout lên 2,39 lần.

fructose1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2015 07:57

Cấp cứu xuất huyết não - Khó khăn khi kiểm soát huyết áp

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Văn Kiểm - Khoa Cấp cứu

Xuất huyết não là bệnh lý thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não (TBMMN) đến cấp cứu. Xuất huyết não thường đi kèm với tăng huyết áp. Tăng huyết áp (THA) có thể làm cho tình trạng bệnh lý nặng nề hơn do làm tăng áp lực nội sọ (ALNS) và có khả năng làm máu chảy thêm từ các động mạch hoặc tiểu động mạch não. Tụt huyết áp có thể làm giảm dòng máu não, làm cho tổn thương não nặng nề hơn. Vì vậy, kiểm soát huyết áp như thế nào là hợp lý ở bệnh nhân xuất huyết não.

Trong một nghiên cứu kiểm chứng gần đây ở bệnh nhân xuất huyết não cho thấy việc điều trị huyết áp tích cực (với mục đích huyết áp tâm thu lá 140 mmHg) đã làm giảm được sự tiến triển khối máu tụ trong 24 giờ đầu một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng (với mục tiêu huyết áp tâm thu 180 mm Hg).

xhn12

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 08 Tháng 4 2015 15:21

Hướng dẫn an toàn bơm thuốc qua catheter đặt trong lòng mạch

  • PDF.

Phòng Điều dưỡng

Mục đích: Ngăn ngừa nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tại chổ qua đường tiêm truyền.

Chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt, khi  không có giải pháp nào thay thế để đưa thuốc vào người bệnh.

1. PHƯƠNG TIỆN

  • Khay tiêm truyền vô khuẩn.          
  • Kim luồn tĩnh mạch.
  • Bông, gạc vô khuẩn.        
  • Nước muối sinh lý, ống tiêm.
  • Băng keo, nẹp cố định.                    
  • Dây garrot và găng vô khuẩn.
  • Bồn hạt đậu.                            
  • Dung dịch sát khuẩn (Povidone- iodeine hoặc Iod 2- 5% pha trong cồn 700).

bomcatheter1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 4 2015 20:12

Bước tiến mới trong điều trị COPD tại Việt Nam

  • PDF.

Ths Trình Trung Phong - Khoa Nội tổng hợp

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng dần qua từng năm nhất là các đô thị lớn và các khu công nghiệp mới phát triển. Bệnh phát triển qua từng năm tháng, ngày càng nặng dần,ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về y tế, nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh COPD đã được thực hiện thành công ở nước ta, trong đó nổi bật nhất là kỹ thuật nội soi phế quản đặt van một chiều đã mở ra những hy vọng và cơ hội mới nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD.

Bệnh COPD là căn bệnh làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ở Việt nam số bệnh nhân mắc COPD ngày càng nhiều, đăc biệt là do môi trường ô nhiễm và thói quen hút thuốc lá, thuốc lào còn khá phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có trên 600 triệu người trên toàn cầu bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 chỉ sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

copde1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 4 2015 19:37

Sàng lọc trước sinh

  • PDF.

Khoa Hóa sinh

* Mục đích sàng lọc: Tìm những nhóm có nguy cơ mang thai dị tật, thai bệnh lý. Sàng lọc hội chứng Down dựa vào tuổi mẹ với việc chọc ối và sinh thiết gai nhau được đề nghị ở những phụ nữ tuổi từ 35 trở lên. 

*Một phương pháp tầm soát hiệu quả hơn dựa vào sự kết hợp của:

     - Tuổi mẹ

     - Nồng độ trong mẫu máu mẹ của những chất được bánh nhau sản xuất ra: bêta HCG và PAPP – A ( Pregnancy Associated Plasma Protein )

     - Một siêu âm thực hiện ở giai đoạn thai từ 11- 13 tuần:

  • Để đo sự tích tụ dịch sau gáy thai nhi (độ mờ da gáy)
  • Để đánh giá mũi và vòm khẩu cái
  • Để đo nhịp tim thai và
  • Để đánh giá dòng máu qua van ba lá của tim thai và của ống động mạch

Phương pháp tầm soát  này làm giảm đáng kể số phụ nữ cần làm test xâm lấn  đồng thời làm tăng tỉ lệ phát hiện hội chứng Down và những bất thường nhiễm sắc thể quan trọng khác.

sangloc1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 4 2015 21:08

You are here Tin tức Y học thường thức