• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức – sự kiện

Ảnh hưởng của thiết bị tiêm truyền lên độ ổn định của thuốc

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng lên độ ổn định và tương hợp của thuốc, thì chắc chắn một trong những yếu tố đó là kỹ thuật tiêm truyền, nó ảnh hưởng trên cả bản chất cũng như mức độ phân rã của thuốc. Ngược lại độ ổn định và tương hợp của thuốc cũng ảnh hưởng lên việc lựa chọn kỹ thuật tiêm truyền.

Những năm gần đây, thuốc tiêm truyền thường được dùng với thể tích lớn. Một vài thuốc được xem là thành phần không thể thiếu trong dung dịch tiêm truyền chuẩn, đặc biệt là dịch truyền dinh dưỡng với rất nhiều thành phần. Khoảng phải đến hàng triệu loại dịch truyền dinh dưỡng nếu ta hoán vị các thành phần thường có trong các dịch tuyền này với nhau để tạo ra một chế phẩm mới, đó là không kể đến sự khác biệt về nồng độ. Bên cạnh đó do thời gian tiếp xúc lâu dài với ánh sáng và nhiệt độ môi trường nên nguy cơ bất ổn định và tương kỵ thuốc là rất cao.

tiem1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 19 Tháng 3 2015 12:34

Đọc thêm...

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật can thiệp động mạch vành phức tạp

  • PDF.

Khoa Nội Tim mạch

Ngày 16/3/2015, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam được sự hỗ trợ kỹ thuật của Tiến sĩ Takeshi Serikawa - Trưởng khoa Can thiệp tim mạch Bệnh viện Saiseikai Fukuoka - Nhật Bản cùng với sự tài trợ của Công ty Terumo Việt Nam, khoa Nội Tim mạch đã thực hiện can thiệp thành công cho 07 bệnh nhân có tổn thương động mạch vành phức tạp mà các trung tâm tim mạch trong nước từ chối can thiệp. Trong đợt này ngoài việc hỗ trợ cho các Bác sỹ trong nhóm can thiệp tim mạch thực hiện thành công cho bệnh nhân, các chuyên gia đến từ Nhật Bản còn chuyển giao một số kỹ thuật can thiệp mới cũng như tặng cho bệnh viện nhiều dụng cụ hỗ trợ can thiệp chuyên dụng. Công ty Terumo Việt Nam cũng đã tài trợ chi phí cho một số bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện, khoa Nội Tim mạch tiếp tục phát triển các kỹ thuật đã triển khai, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kỹ thuật mới, dựa trên đề án bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế và hợp tác quốc tế.

Một số hình ảnh của workshop

nhatban1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 18 Tháng 3 2015 08:52

Đọc thêm...

Tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc kháng sinh

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Thuốc được đưa vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau do vậy chưa được kiểm soát chặt, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, ngày nay có nhiều biệt dược mới xuất hiện và kháng sinh cũng là một loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị. Tuy vậy, một số thuốc kháng sinh còn có tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) không định trước được có thể xảy ra ở người bệnh  với liều thường dùng và khi dùng liều cao thì hầu hết các thuốc đều có độc tính.

tacdungphu1

Những tác dụng phụ và độc tính hay gặp ở một số thuốc kháng sinh thường dùng:

A. Nhóm beta- lactam:

1. Dị ứng, những biểu hiện dễ gặp là:

- Choáng phản vệ, khó thở, trụy tim mạch

- Ngoài da: Ngứa, mày đay( gặp ngay hoặc trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc), có thể tai biến chậm sau ngày thứ 3( ban đỏ dạng sởi, phát ban bọng nước).

- Bệnh huyết thanh: 4-12 ngày sau khi dùng thuốc có sốt, viêm khớp, bệnh hạch, lách to, giảm bạch cầu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 3 2015 17:32

Đọc thêm...

Vai trò của người điều dưỡng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp tại Khoa Cấp Cứu

  • PDF.

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

Ngừng tim và ngừng tuần hoàn là tình trạng mất hoạt động hiệu quả của tim và hệ thống tuần hoàn gây ảnh hưởng đến não và các cơ quan trong cơ thể.

Tình trạng bệnh lý này thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể hồi phục nếu được cứu chữa kịp thời hoặc không hồi phục nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách.

Như chúng ta đã biết, não là cơ quan đầu tiên chỉ chịu thiếu khí trong vòng 4 phút, nếu quá thời gian này thì tổn thương não sẽ không hồi phục. Vì vậy phải tranh thủ từng giây (chứ không phải từng phút) để kịp cứu sống bệnh nhân.

Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp, ngoài bác sỹ là người điều hành suốt quá trình cấp cứu thì người điều dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của thủ thuật. Qua quá trình làm việc tại Khoa Cấp Cứu, chúng tôi nhận thấy người điều dưỡng phải có những kỹ năng như sau:

+ Sự nhạy bén trong việc đánh giá bệnh nhân: Tiếp nhận bệnh nhân tại cổng cấp cứu đa phần là điều dưỡng. Nếu người điều dưỡng có kinh nghiệm và nhận định tốt thì ngay khi quan sát người bệnh đã đánh giá được tình trạng của họ và báo ngay cho bác sỹ hoặc tự mình ép tim tại chỗ rồi gọi người hỗ trợ mà không chờ đợi chuyển vào phòng lấy sinh hiệu rồi mới thực hiện thủ thuật.

CPR1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 14 Tháng 3 2015 19:47

Đọc thêm...

Chế độ dinh dưỡng dành cho người tổn thương tủy sống

  • PDF.

CN Lâm Thúy Minh - Khoa PHCN

Đối với những người ngồi trên xe lăn, một chế độ ăn kiêng dinh dưỡng có thể phòng ngừa trước được tất cả các vấn đề từ những chứng rối loạn về ruột đến các bệnh về tim mạch. Đối với những người vừa mới bị chấn thương, việc ăn uống tốt sẽ giúp bạn mạnh khoẻ và chống nhiễm trùng. Chế độ ăn kiêng tốt là vấn đề cân bằng các loại thức ăn thích hợp. Để phân chia cho một kế hoạch ăn kiêng đúng là việc tốt.

PHCN1

Đọc thêm...

You are here Tin tức