• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chế độ dinh dưỡng dành cho người tổn thương tủy sống

  • PDF.

CN Lâm Thúy Minh - Khoa PHCN

Đối với những người ngồi trên xe lăn, một chế độ ăn kiêng dinh dưỡng có thể phòng ngừa trước được tất cả các vấn đề từ những chứng rối loạn về ruột đến các bệnh về tim mạch. Đối với những người vừa mới bị chấn thương, việc ăn uống tốt sẽ giúp bạn mạnh khoẻ và chống nhiễm trùng. Chế độ ăn kiêng tốt là vấn đề cân bằng các loại thức ăn thích hợp. Để phân chia cho một kế hoạch ăn kiêng đúng là việc tốt.

PHCN1

Nghiên cứu cho thấy những người béo phì thường mắc các chứng bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Đối với những người đi xe lăn, bệnh béo phì có thể dẫn đến những vết loét nghiêm trọng và khả năng vận động sẽ bị suy giảm. Nói chung, những người dùng xe lăn nên duy trì một thể trạng tương ứng nằm dưới mức trọng lượng của những người không bị khuyết tật. Lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ thay đổi tùy theo tuổi, giới tính và thói quen của từng người. Việc hấp thụ chất dinh dưỡng hàng ngày có thể trong khoảng từ 1000 calo cho những người ít vận động và hơn 3000 calories cho những người năng động to con. Nhiều người lớn tuổi nhận thấy ở lứa tuổi của họ quá trình chuyển hóa trong người chậm đi, điều này có nghĩa cơ thể của họ yếu dần và vì vậy cần ít đi lượng calories.

Việc cắt giảm lượng calo gần như là việc theo dõi khẩu phần ăn và tránh những thức ăn không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết ( như bánh, đồ ăn vặt vv…)

Khoảng gần 10,000 người chịu đựng tổn thương tủy sống ở Mỹ mỗi năm. Thông qua những kỹ thuật tân tiến, các bệnh nhân này có thể sống cùng với mọi người với cuộc sống gần như bình thường với quãng thời gian 30 đến 40 năm trong tình trạng tổn thương.

Suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đáng kể trong việc gây ra tình trạng nhiễm trùng và tiến trình phát triển bệnh của người bị tổn thương tủy sống. Các nghiên cứu từ các bệnh nhân nằm viện cho thấy suy dĩnh dưỡng góp phần tăng bệnh tật, tử vong và là một nhân tố quan trọng trong việc tăng nhanh sự yếu dần của hệ miễn dịch cần thiết, quá trình lành vết thương kém, hình thành các vết loét, suy yếu về hệ tim mạch và hô hấp, các biến chứng bị nhiễm trùng.

Vì vậy duy trì tình trạng dinh dưỡng được xem là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện tiến trình phát triển của bệnh ở những bệnh nhân này.

1. Tổng trạng:

Trọng lượng cơ thể giảm 3-4 tháng đầu tiên sau khi chấn thương, sẽ có rất ít thay đổi ở trọng lượng của bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường người tổn thương tủy sống có khuynh hướng tăng cân, với những thay đổi được nhìn thấy ở từng cá nhân bệnh nhân có liên quan đến những thay đổi về lượng chất béo. Pfeiffer khuyên rằng trọng lượng lý tưởng của người tổn thương tủy sống nên được duy trì ở mức 4,5 kg –9 kg dưới mức lý tưởng của một tổng trạng đã được tính tóan.

2. Yêu cầu dinh dưỡng:

Nhìn chung người tổn thương tủy sống nên được cho một chế độ ăn với lượng caloric thấp. Cox đã chứng minh rằng

- Người đang trong giai đoạn ổn định và phục hồi cần 23,4 kcal/kg/ 1 ngày.

- Người liệt tứ chi: 22.7 Kcal / kg/ ngày

- Người liệt hạ chi : 27.9 Kcal/ kg/ ngày.

Người tổn thương tủy sống có khuynh hướng tăng cân và tăng nguy cơ tiến đến những rối loạn có liên quan đến tình trạng béo phì chẳng hạn như bệnh tiểu đường và các bệnh thuộc tim mạch.

Bệnh béo phì và sút cân là những kết quả của sự mất cân bằng giữa lượng calo hấp thụ và giải tỏa năng lượng ra ngoài. Người tổn thương tủy sống cần nhiều chất đạm bởi vì họ chịu sự mất dần chất nitơ. Tỷ lệ bài tiết chất Albumin tăng dần ở người liệt hạ chi, việc mất chất đạm qua những vết loét liên quan trực tiếp đến mức độ lớn nhỏ của vết loét. Lượng chất đạm hấp thụ được khuyên là 1.5 đến 2.0 g/ kg/ ngày. Các nguồn chất đạm có chứa tỷ lệ phần trăm cao nhất của axit amino cần thiết (cá, trứng, sữa) thì được sử dụng một cách hiệu quả hơn những chất đạm từ thực vật..

Nhìn chung mọi người đều nghĩ rằng có một sự gia tăng nhu cầu đối với các loại vitamin và các khoáng chất. Người ta khuyên rằng cần 25.000 IU vitamin mỗi ngày. Ăn quá nhiều là nguy hiểm và cần nên tránh. An quá nhiều không thể duy trì sự trao đổi chất của tế bào. Trong thực tế ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

3.Khung thời gian và cách bổ sung dinh dưỡng:

Một vài nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng chỉ xảy ra một vài ngày sau khi nhập viện. Thời hạn đánh giá mức dinh dưỡng là ngay lúc nhập viện và bất cứ khi nào tình trạng bệnh nhân và khả năng vận động của bệnh nhân được ổn định. Khi những thiếu sót trong chế độ ăn uống hoặc tình trạng dinh dưỡng được xác định, việc hấp thụ chất dinh dưỡng phải được cải thiện qua những chế độ ăn kiêng dinh dưỡng, bổ sung thêm hoặc hạn chế bớt đi.

Việc cho ăn bằng ống cần được hạn chế nếu như việc ăn bằng miệng có thể thực hiện được. Mặc dù cho ăn bằng ống thì có tiện lợi nhưng vốn cũng có những bất lợi. Mỗi bệnh nhân thường có khuynh hướng phát triển vết loét, đi tiêu không tự chủ, bệnh tiêu chảy và hơi ẩm có thể làm tăng khả năng đi qua vết loét đang có và làm tình trạng bệnh nhân tệ hơn. Bên cạnh đó những cản trở sau khi đưa ống vào có thể giới hạn vận động, khó có thể đoán trước những kết quả đối ngược có thể xảy ra từ việc mất đi hoạt động hội nhập vào đời sống xã hội qua những giờ ăn, mất đi sự giao tiếp qua lại với các nhân viên và cả mất đi lòng tự trọng.

4. Kết luận:

Phương pháp tiếp cận đa chuyên môn được đặt ra nhằm có được sự chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân tổn thương tủy sống. Những bệnh nhân này có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, và công tác quản lý tốt đòi hỏi cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, thay đổi phương pháp chăm sóc dinh dưỡng cho thích hợp với nhu cầu của bệnh nhân, điều trị chuyên môn sớm, phương pháp điều trị vật lý trị liệu thường xuyên tích cực và đưa bệnh nhân nhập viện sớm.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình tập huấn của khoa PHCN các tổn thương tủy sống TPHCM – VIỆT NAM 2003 – 2005.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Chế độ dinh dưỡng dành cho người tổn thương tủy sống