• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Đào tạo nhân viên BV

Hội chứng Wartenberg’s

  • PDF.

TT CTCH - Bỏng - PHCN

I. TỔNG QUAN

Hội chứng Wartenberg’s còn gọi là hội chứng chèn ép nhánh nông thần kinh quay.

Chẩn đoán với triệu chứng lâm sàng đau và dị cảm ở mặt mu bàn tay bên phía bờ quay mà không liệt hay yếu gân cơ. Điều trị chủ yếu là bảo tồn: Nghỉ ngơi, nẹp cổ tay. Điều trị phẫu thuật giải ép khi điều trị bảo tồn thất bại sau 6 tháng.

water

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 11:21

Nonstress test và contraction stress test

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Minh Hiếu - 

GIỚI THIỆU

Mục tiêu chính của đánh giá sức khỏe thai nhi bằng nonstress test (NST) và contraction stress test (CST) là xác định thai nhi có nguy cơ bị tổn thương do thiếu oxy hay tử vong hay không và can thiệp để ngăn ngừa những kết cục bất lợi này nếu có thể. Mục tiêu thứ yếu là xác định những thai nhi được cung cấp oxy bình thường để có thể tiếp tục mang thai một cách an toàn và có thể tránh được những can thiệp không cần thiết.

Xét nghiệm bất thường (NST không đáp ứng, CST dương tính) đôi khi liên quan đến kết quả bất lợi cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, trong khi đó, kết quả bình thường (NST có đáp ứng, CST âm tính) thường liên quan đến thai nhi bình thường về mặt thần kinh và được cung cấp đủ oxy. Khi giải thích các xét nghiệm này, bác sĩ lâm sàng cần tính đến tuổi thai, kết quả đánh giá thai nhi trước đó, tình trạng của mẹ (bao gồm cả việc dùng thuốc) và tình trạng của thai nhi (ví dụ như giới hạn tăng trưởng, thiếu máu, rối loạn nhịp tim...).

nst

Đọc thêm...

Vài nét về lõm ngực và phẫu thuật NUSS

  • PDF.

Bs Lê Minh Thắng - 

Đại cương:

- Dị dạng lõm ngực bẩm sinh là sự lõm vào của thành ngực trước do phát triển bất thường của một số xương sườn và xương ức. Tình trạng này khiến bạn có ít không gian hơn trong lồng ngực, có thể hạn chế chức năng tim và phổi.

- 1/3 số trường hợp phát hiện ngay sau sinh, số còn lại khởi phát lúc dậy thì. Diễn tiến tự nhiên của dị tật không tự khỏi, mức độ lõm ngực có thể giữ nguyên như sau khi sinh đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên đa số các trường hợp diễn tiến nặng dần, diễn tiến chậm từ sau sinh đến tuổi dậy thì và nặng lên rất nhanh trong giai đoạn dậy thì.

Dịch tễ và yếu tố nguy cơ:

- Tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo là 1/300 đến 1/1000 trẻ sinh sống; với tỷ lệ nam/nữ là 5:1. Lõm ngực chiếm 90% trong số tất cả các dị tật thành ngực.

- Lõm ngực thường gặp ở bé trai hơn bé gái. Bệnh cũng thường xảy ra ở những người có:

  • Hội chứng Marfan
  • Hội chứng Ehlers-Danlos
  • Thiếu xương bất toàn
  • Hội chứng Noonan
  • Hội chứng Turner

lomnguc

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 07:36

Đau âm hộ dai dẳng

  • PDF.

Bs Lê Quang Thịnh -

1.Tổng quan

Đau âm hộ dai dẳng là một rối loạn phức tạp gây khó chịu cho bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng. Đau âm hộ có thể do nguyên nhân cụ thể hoặc vô căn.

Cơn đau có thể mơ hồ, ảnh hưởng thể chất và tinh thần, cần phối hợp điều trị giảm đau, nguyên nhân phối hợp điều trị tâm lý và tư vấn về sinh dục.

Đau âm hộ mạn tính được định nghĩa là đau âm hộ kéo dài ít nhất 3 tháng mà không xác định được nguyên nhân và có thể có các yếu tố liên quan, đặc trưng là cơn đau rát, khó chịu không liên quan thần kinh, viêm nhiễm, tân sinh mô học, phân loại dựa trên vị trí đau.

Các thuật ngữ rối loạn cảm giác âm hộ và viêm tiền đình âm hộ không còn được sử dụng để mô tả chứng đau âm hộ.

Các nguyên nhân bao gồm những bất thường xuất phát từ sự phát triển sớm của thai nhi, các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, yếu tố nội tiết tố, viêm, nhiễm trùng, thay đổi bệnh lý thần kinh và oxalat trong chế độ ăn uống.

Xem tiếp tại đây

Tầm soát các nhiễm trùng trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Phan Thị Thành Tâm - 

I. Tổng quan nhiễm trùng trong thai kỳ

1.1. Phân loại nhiễm trùng trong thai kỳ

Nhiễm trùng ở thai phụ có biến chứng và nặng hơn trong thai kỳ: Nhiễm trùng tiểu, nhiễm khuẩn âm đạo (BV), vết thương ngoại khoa, GBS…

Nhiễm trùng thường gặp trong thai kỳ và hậu sản: Viêm đài bể thận, viêm nội mạc tử cung, viêm tuyến vú, hội chứng shock nhiễm độc

Nhiễm trùng đặc biệt chỉ xuất hiện lúc có thai: Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng do tắc tĩnh mạch sâu, rách tầng sinh môn và hội âm

Nhiễm trùng ảnh hưởng lên thai: HIV, HBV và HCV, giang mai, TORCH, Nhiễm trùng sơ sinh (GBS và E.coli), Zika virus, Varicella zoster virus, Parvovirus B1HIV9.

Nhiễm trùng gây nhiều hệ quả trên cả thai phụ và thai nhi [2]

nhiemtrungthai

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 10 2024 21:20

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV