• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trường hợp LS

Lấy thành công dị vật còn sống ra khỏi đường thở

  • PDF.

Tin và ảnh: BS Lê Tấn Tịnh

Bệnh nhân: Hồ văn S.,  24 tuổi

Trú tại Trà Bui, Bắc Trà My

Khởi bệnh cách nhập viện hơn nửa tháng với triệu chứng ho khó thở nhẹ từng cơn.

Bệnh nhân khai trước đó đi rừng có uống nước suối. Ở nhà chưa điều trị gì, chiều ngày 23-08-2013 nhập viện vào khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng nam

Qua nội soi các BS phát hiện dị vật là một con đĩa sống di chuyển từ hạ họng qua 2 dây thanh xuống hạ thanh môn. Bệnh nhân được hội chẩn xử trí ngay tại phòng mổ: gắp dị vật sống dưới soi treo thanh quản dưới gây mê. Các BS đã gắp ra một con đĩa còn sống kích thước 8cm x1cm

Một số hình ảnh trong thủ thuật:

condia1

condia2

Dị vật là 1 con đĩa còn sống

Sẻ chia

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Ngọc Văn Khoa - Bs Nguyễn Thái Nguyên - Khoa Cấp Cứu

chiase

Vào lúc 11h 43 phút ngày 11-8-2013 tại Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân nam tên Trình Duy Tr. 18 tuổi thường trú tại xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt chấn thương nặng, phức tạp vùng đùi trái, đứt động mạch đùi trái. Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện rất nguy kịch, có biểu hiện choáng nặng, hôn mê, ngừng tim, ngừng thở.

sechia2

Bệnh nhân Tr. tại phòng hậu phẫu Khoa Ngoại Chấn thương

Được sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo bệnh viện, với sự hỗ trợ tích cực của các Khoa phòng có liên quan như: Khoa Ngoại chấn thương, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Huyết học Truyền máu cùng với những nỗ lực của đội ngũ nhân viên Khoa Cấp Cứu trong thời gian ngắn nhất đã hồi sức tích cực, hồi sinh tim phổi thành công cho bệnh nhân.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 8 2013 21:32

Nhân một trường hợp nhau tiền đạo cài răng lược

  • PDF.

Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh

I.Mở đầu:

Nhau cài răng lược ( NCRL) là tình trạng các gai rau xâm lấn qua màng đáy vào cơ TC. NCRL là biến chứng của thai kỳ và là vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa. NCRL là một thai kỳ nguy cơ cho cả mẹ lẫn con vì nguy cơ sinh non tháng và xuất huyết âm đạo trầm trọng. Ngày nay tỉ lệ NCRL càng ngày càng tăng do tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) và nạo phá thai có xu hướng ngày càng tăng. NCRL có thể phát hiện trong thai kỳ nhờ sự tiến bộ của siêu âm và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Xử trí NCRL vẫn còn là khó khăn, tỉ lệ cắt bỏ TC vẫn còn cao, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa sản, ngoại, huyết học truyền máu, gây mê, hồi sức để giảm thiểu  tử suất và bệnh suất cho mẹ và sơ sinh. Có đến 90% bệnh nhân phải truyền máu, tỉ lệ tử vong mẹ # 7%  mặc dầu đã đề ra kế hoạch chăm sóc tối ưu, phẫu thuật và theo dõi truyền máu cẩn thận.

ncrl1

II. Tổng quan y văn:

2.1 Định nghĩa: NCRL là tình trạng nhau bám bất thường vào thành tử cung, không có lớp màng rụng đáy và lớp giống sợi ( Nitabuch) từng phần hay toàn bộ chỗ bám của bánh nhau.  Nếu vi nhung mao gai nhau mới xâm nhập đến lớp cơ được gọi là placenta acrreta, xâm lấn vào lớp cơ sâu hơn gọi là placenta increta, xâm lấn toàn bộ lớp cơ đến thanh mạc hay vào tạng lân cận được gọi là placenta percreta.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2013 20:16

Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DUCHENNE MUSCULAR DYSTROPHY)

  • PDF.

Ths Nguyễn Đình Tuấn - Trường CĐYT Quảng Nam

(Nhân một trường hợp bệnh theo dõi loạn dưỡng cơ Duchenne nhập viện Khoa Nội Tổng hợp ngày 18 tháng 6 năm 2013)

1. Đại cương

Bệnh được Edward Meryon mô tả lần đầu tiên vào năm 1852 nhưng người có công đóng góp lớn trong việc nghiên cứu và điều trị các bệnh loạn dưỡng cơ là một nhà thần kinh học người Pháp, ông Guillaume Duchenne nên sau này chứng bệnh loạn dưỡng cơ cổ điển Duchenne được mang tên ông.

Bản chất của bệnh này là do bệnh lý của dystrophin (dystrophynopathy). Dystrophin là một protein cấu trúc, gắn kết chặt chẽ với màng tế bào cơ (sarcolema) và tạo nên tính toàn vẹn về cấu trúc của màng cơ. Gen tạo dystrophin định khu ở nhiễm sắc thể Xp21 và do vậy, bệnh có tính di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể X. Đột biến gây ra mất gần hoàn toàn dystrophin sẽ gây bệnh Duchenne.

Bệnh Duchenne có tần suất mới mắc khoảng 1/3500 trẻ sơ sinh trai.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 26 Tháng 6 2013 11:08

Nhân một trường hợp đầu tiên thành công trong việc sử dụng phương pháp “mê mask thanh quản Supereme” trong mổ cắt túi mật nội soi tại BVĐK tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền

1. Đặt vấn đề:

- Mask thanh quản cổ điển (MTQ) (Classic Laryngeal Mask Airway-CLMA) do bác sỹ Archie Brain phát minh năm 1981 và đưa vào sử dụng từ năm 1988, từ đó đến nay MTQ đã được cải tiến nhiều lần và có nhiều loại MTQ khác nhau dựa trên cơ sở MTQ cổ điển.

+ LMA mềm (Flexible LMA-FLMA).

+ LMA để đặt ống NKQ (intubating LMA-ILMA hay Fastract).

+ LMA 2 nòng (Proseal LMA-PLMA, Supereme LMA-SLMA, Combitube LMA).

+ C-Trach (ILMA có gắn thêm bộ phận gắn camera cho phép quan sát trực tiếp việc đặt ống qua LMA).

- Vì sự tiện lợi và tính chất kiểm soát đường thở dễ dàng hơn nhiều so với ống NKQ nên MTQ đã dược chính thức đưa vào phác đồ kiểm soát đường thở khó, đặc biệt là trong tình huống “không đặt NKQ được, không thông khí được” (No Intubate, No Ventilate).

- Ngày nay việc sử dụng MTQ không chỉ giới hạn trong các tình huống đặt NKQ khó nữa mà nó là một xu thế mới trong việc kiểm soát đường thở trong gây mê phẫu thuật và trong cấp cứu hồi sức. MTQ đã được sử dụng rộng rãi để thay thế các biện pháp kiểm soát đường thở truyền thống như ống NKQ hay dùng Mask hở, kể cả những trường hợp trước đây NKQ được coi là phương tiện kiểm soát đường thở tiêu chuẩn như gây mê trong phẫu thuật nội soi, gây mê trong phẩu thuật TMH...

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 25 Tháng 6 2013 16:02

You are here Tin tức Trường hợp lâm sàng