• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vi khuẩn Clostridium Botulinum

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Minh Thùy - 

C. botulinum là trực khuẩn Gram dương, hình que, có bào tử. Nó là một vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, có nghĩa là oxy gây độc cho các tế bào của nó, phát triển thích hợp ở 26-28oC. Tuy nhiên, C. botulinum chịu đựng được môi trường có nồng độ oxy thấp do enzyme superoxide dismutase, là một chất bảo vệ chống oxy hóa quan trọng trong hầu hết các tế bào tiếp xúc với oxy. C. botulinum chỉ có khả năng tạo ra độc tố thần kinh khi ở dạng tạo bào tử, điều này chỉ có thể xảy ra trong môi trường yếm khí. Các loài vi khuẩn tạo ra bào tử khi ở trong môi trường sinh trưởng không thuận lợi để duy trì khả năng tồn tại của sinh vật và cho phép tồn tại ở trạng thái không hoạt động cho đến khi bào tử tiếp xúc với điều kiện thuận lợi. Vi khuẩn sản xuất ngoại độc tố khi phát triển trong môi trường nuôi cấy kỵ khí hoặc thực phẩm có điều kiện kỵ khí.

botunium

Hình ảnh vi khuẩn C.Botulinum bằng kỹ thuật nhuộm gram ( vk x 100)

Độc tố botulinum do C. botulinum tạo ra thường được cho là một vũ khí sinh học tiềm năng vì nó mạnh đến mức cần khoảng 75 nanogram để giết một người (LD50 là 1 ng/kg, giả sử một người bình thường nặng ~ 75 kilôgam); 1 kg của độc tố này sẽ đủ để giết toàn bộ dân số loài người. Để dễ so sánh, một phần tư trọng lượng của một hạt cát điển hình (350 ng) độc tố botulinum sẽ tạo thành liều gây chết người.

C. botulinum được chia thành bốn nhóm kiểu hình riêng biệt (I-IV) và cũng được phân loại thành bảy kiểu serotype (AG) dựa trên tính kháng nguyên của độc tố botulinum được tạo ra.

Khả năng sinh độc tố cố định ở tuýp A,B, ở các tuýp khác khả năng sinh độc tố thay đổi. Độc tố của C.botulinum bản chất là protein, có ái lực với tổ chức thần kinh, chúng tác động lên các tiếp giáp thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline từ các đầu tận cùng của các dây thần kinh vận động hệ cholinergic.Vi khuẩn này có kháng nguyên lông và kháng nguyên thân.

Các loại A, B, E và trong một số ít trường hợp là F gây bệnh cho người.

Loại C và D gây bệnh cho chim và động vật có vú.

Loại G, được xác định vào năm 1970, vẫn chưa được xác nhận là nguyên nhân gây bệnh ở người hoặc động vật.

Cho đến đầu những năm 1960, hầu hết tất cả các đợt bùng phát ngộ độc thịt đã được công nhận, trong đó các loại độc tố được xác định là do độc tố loại A hoặc B gây ra và thường liên quan đến việc ăn rau, trái cây và các sản phẩm thịt đóng hộp tại nhà. Hầu như tất cả các trường hợp ngộ độc loại E là từ các sản phẩm thủy sinh bị ô nhiễm, có nguồn gốc từ biển hoặc nước ngọt (cá hoặc động vật có vú sống dưới nước) với một số trường hợp được cho là do hải ly. Một số lượng hạn chế các đợt bùng phát ngộ độc thịt loại F với một đợt bùng phát bắt nguồn từ thạch thịt nai được chế biến tại nhà.

Vi khuẩn C.botulinum không tìm thấy trong phân người. Trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn C.botulinum phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi, được tìm thấy trong đát vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật. Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các lọai thực phẩm đóng hộp như: sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩn lên men yếm khí.

Các thực phẩm đóng hộp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum. Các thực phẩm đóng hộp được chế biến thô sơ rất dễ nhiễm khuẩn C. botulinum.
Ngoài ra, qua vết thương, nhiễm vi khuẩn C. botulinum sẽ tiết độc tố vào máu từ các vết thương hở. Trường hợp này phổ biến từ những năm 1990 ở những người nghiện ma túy và tiêm chích heroin vào da.
Một số trường hợp hiếm hoi người được phát hiện bị nhiễm độc tố Botulinum do sử dụng mỹ phẩm chứa Botox không phù hợp.

Bệnh ngộ độc thịt xảy ra khi dùng thức ăn dự trữ, chủ yếu các loại thực phẩm đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum hoặc nha bào của chúng.

Khả năng gây bệnh

Bệnh xảy ra do ăn các thực phẩm dự trữ đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn C.botulinum hoặc nha bào của chúng. Vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi và sản xuất độc tố. Khi ăn thực phẩm này vào dạ dày ruột, độc tố không bị phá hủy được hấp thu nhanh vào máu và đến tổ chức của cơ thể.

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện nhanh sau 6-48 giờ sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc. Các triệu chứng điển hình như đau bụng, nôn mửa, nhức đầu choáng váng, nhìn đôi, nói khàn đến mất tiếng, liệt cơ, rối loạn nhịp thở, trường hợp nặng có thể tử vong, các triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố lên tổ chức, chúng tác động lên các tiếp nối thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline ở các đầu tận cùng hệ thần kinh vận động cholinergic.

Chẩn đoán nhiễm C.botulinum

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh cảnh lâm sàng kết hợp xét nghiệm thấy độc tố botulinum hoặc vi khuẩn C. botulinum trong mẫu bệnh phẩm (thực phẩm nghi ngờ, chất nôn, dịch dạ dày, dịch ruột, phân, máu) hoặc bệnh cảnh lâm sàng điển hình và có liên quan về mặt dịch tễ với ca bệnh đã được chẩn đoán xét nghiệm ngộ độc thực phẩm do độc tố C.botulinum.

Phòng bệnh

Chủ yếu là loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm độc C. botulinum, nấu kỹ thức ăn để diệt C.botulinum.

Điều trị

Dùng kháng độc tố hỗn hợp từ nhiều typ.

Nguồn:

  1. Nguyễn Văn An, Các vi khuẩn Clostridium gây bệnh, Vi sinh y học, NXB Trường Đại học Y Dược Huế, 2016, tr 125-127.
  2. Dịch từ https://emergency.cdc.gov/agent/botulism/clinicians/background.asp
  3. ttps://vi.wikipedia.org/wiki/Clostridium_botulinum

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 31 Tháng 3 2023 07:29

You are here Tin tức Y học thường thức Vi khuẩn Clostridium Botulinum