Nguyễn Thị Chương - Khoa Ngoại CT
Loét ép là một loại loét gây hoại tử do kém dinh dưỡng của một vùng cơ thể bị tỳ đè kéo dài. Khi một vùng da cơ nào đó của cơ thể bị tỳ đè vào vật cứng kéo dài thì sự tuần hoàn tại chỗ khó khăn, máu động mạch không đến được gây thiếu máu nuôi dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, phù nề. Da tại chỗ dần dần bầm tím và sau cùng gây nên hoại tử.
Ngoài ra, ở những người bệnh nằm lâu, mồ hôi ra nhiều, đại tiện không tự chủ, vải trải giường không phẳng… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây loét ép. Do đó, sự xoay trở cơ thể thường xuyên đồng thời dùng các phương tiện chống loét ép sẽ làm giảm sức ép và kích thích tuần hoàn đến da tại vị trí các chỗ xương lồi là cần thiết để phòng ngừa loét ép.