• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Chẩn đoán hình ảnh loạn sản phát triển khớp háng – DDH

  • PDF.

BS Phan Tuấn Kiệt – 

Loạn sản phát triển khớp háng – Developmental Dysplasia of the Hip (DDH) trước đây thường gọi trật khớp háng bẩm sinh, đây là một trong những vấn đề về cơ xương phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. DDH là một phổ rộng các bất thường của khớp háng từ mất vững, bán trật khớp, trật khớp thật sự cho tới biến dạng ổ cối. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, khả năng khớp háng phát triển bình thường là 95%. Nếu không phát hiện và điều trị, khớp háng có hình dạng bất thường sẽ dẫn đến tải trọng không đồng đều và dẫn đến thoái hóa khớp sớm. Để tránh điều này, trẻ cần được thăm khám khớp háng bằng các nghiệm pháp Ortolani và Barlow. Khi thăm khám ban đầu phát hiện bất thường hoặc có yếu tố nguy cơ khác, bước tiếp theo là siêu âm. Ban đầu, phần lớn giải phẫu của khớp chưa được cốt hóa và do đó không thể nhìn thấy trên X-quang, siêu âm có ưu điểm là có thể ghi được hình ảnh sụn chưa cốt hóa, cho phép đánh giá động và tránh bức xạ đến vùng chậu. Mặc dù siêu âm có thể được thực hiện bất cứ lúc nào sau khi sinh, phải thận trọng để tránh việc siêu âm thường quy sàng lọc trẻ sơ sinh trong vòng 4 tuần tuổi đầu tiên vì bao khớp lỏng lẻo và chưa ổn định có thể dẫn đến chẩn đoán quá mức và điều trị quá mức. Siêu âm sàng lọc được khuyến cáo ở trẻ từ 4 đến 6 tuần tuổi.

khophang1

Xem tiếp tại đây

Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Thương - 

1. Liều chiếu xạ

Liều chiếu xạ cho 1 phim X quang phổi chụp tư thế sau – trước khá thấp, khoảng 0,02-0,2mSv (miliSievert) và không nhiều hơn mức nhiễm xạ tự nhiên từ bức xạ của vỏ trái đất trong 3 ngày. Vai trò là tác nhân ung thư của bức xạ tia X trong chiếu xạ y tế là một vấn đề phức tạp. Nguồn dữ liệu đầu tiên được báo cáo liên quan đến các nạn nhân sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Tỷ lệ tử vong do vượt ngưỡng chiếu xạ được ghi nhận là lớn hơn 0,2 Sv (200 mSv) [8].

Hội đồng an toàn bức xạ quốc tế (La Commission internationale de radioprotection –ICRP) đã xác định nguy cơ của bức xạ tia X là gây tử vong do ung thư ở 50 trường hợp trên một triệu người khi tiếp xúc với liều chiếu xạ là 1 mSv. Có nghĩa là với liều chiếu xạ 20Sv thì gây 1 trường hợp tử vong hay 5 tử vong nếu 100Sv, tỷ lệ 5%. Sự tồn tại của nguy cơ này, dù nhỏ nhưng vẫn gây tranh cãi và do vậy, đã chứng minh cho mọi nỗ lực để giảm liều chiếu xạ, trong đó có tối ưu hóa kỹ thuật  [154]. Nguyên tắc chung của giảm liều là sử dụng mức độ bức xạ tối ưu nhất cho bệnh nhân nhưng vẫn đạt được chất lượng hình ảnh đảm bảo cho chẩn đoán (as low as reasonably achievable – ALARA)  [6]. 

Định nghĩa chung trong CLVT ngực, khái niệm chụp CLVT ngực liều thấp được gọi cho tất cả các trường hợp giảm liều chiếu xạ so với tiêu chuẩn/ thường quy [8]. 

lieuthap

Hình ảnh minh họa phim CLVT ngực liều thấp

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 7 2024 21:13

Gãy Galeazzi

  • PDF.

Bs Trần Phước Việt - 

gay galeazzi1

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:30

Liệu pháp tân bổ trợ điều trị ung thư vú giai đoạn sớm

  • PDF.

Bs Phạm Tấn Trà - 

Ung thư vú loại ung thư gặp phổ biến ở nữ giới, với hơn 2,2 triệu ca mắc mới ( 23.8% ở nữ) và hơn 600 nghìn người mất mỗi năm (đứng thứ 4) [1]. - Và ở Việt Nam, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 do ung thư (sau gan, phổi, dạ dày) và đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc mới (hơn 24 nghìn ca mới) [1].

Do tỉ lệ mắc mới cao và tiên lượng tốt ( tỉ lệ sống 5 năm khoảng 91% [2]) nên tỉ lệ lưu hành bệnh cao trong cộng đồng. Có 72 617 phụ nữ mắc ung thư vú ở Việt Nam ở năm 2022 [1].

90-95% ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và chỉ 5-10% chẩn đoán ở giai đoạn di căn. Có khoảng 20-30 % ung thư vú giai đoạn sớm phát triển di căn [3].

Phối hợp đa chuyên khoa (multidisciplinary teams) (phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp toàn thân, chăm sóc giảm nhẹ) giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân và kết cục tốt hơn [4].

tanbotro

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:29

Sốt chuột cắn: Streptobacillus Moniliformis và Spirillum Minus

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Thuỳ Nương - 

Sốt chuột cắn là một bệnh toàn thân hiếm gặp thường lây truyền qua vết cắn của chuột hoặc các loài gặm nhấm nhỏ khác. Bệnh lý nhiễm trùng này phân bố trên phạm vi toàn cầu, có thể gây ra bởi Streptobacillus moniliformis hoặc Spirillum minus, các vi khuẩn này thường cư trú ở vùng hầu họng của các loài gặm nhấm. Bệnh do Streptobacillus chiếm phần lớn số ca sốt do chuột cắn ở Hoa Kỳ, trong khi nhiễm trùng do S. minus xảy ra chủ yếu ở châu Á.

Bệnh do chuột cắn đã được biết đến ở Ấn Độ từ hơn 2000 năm trước và hội chứng sốt chuột cắn đặc trưng được ghi nhận ở Hoa Kỳ vào đầu năm 1839. Đầu thế kỷ 20, các trực khuẩn gram âm gây bệnh, ban đầu được đặt tên là Streptothrix muris ratti. Năm 1925, vi khuẩn được phân lập từ mẫu cấy máu của một nhân viên phòng thí nghiệm bị sốt, phát ban và viêm khớp được đặt tên là S. moniliformis, dựa trên sự giống nhau về hình thái của nó với một chiếc vòng cổ đính cườm. Năm 1926, một vi sinh vật tương tự, Haverhillia multiformis, được nuôi cấy từ máu của những bệnh nhân trong một trận dịch bệnh giống như bệnh sốt chuột cắn ở Haverhill, Massachusetts. Cả H. multiformis và S. muris ratti sau đó đều được chứng minh là giống hệt với S. Moniliformis - tác nhân gây bệnh sốt chuột cắn do cầu trực khuẩn.

sotchuot

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 06 Tháng 7 2024 17:29

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV