• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Phân loại mô bệnh học trên mẫu sinh thiết nhỏ u phổi, theo WHO 2021

  • PDF.

Bs Trần Thị Thùy Trang - 

1. Khái quát :

  • Nhấn mạnh nhiều hơn về tiến bộ trong vai trò của xét nghiệm sinh học phân tử.
  • Tiếp tục khuyến cáo về việc lưu trữ số liệu về các kiểu hình xâm lấn trong ung thư biểu mô tuyến dạng không chế nhầy, không xâm lấn để hệ thống phân giai đoạn TNM.
  • Cập nhật phân loại tân sinh thần kinh nội tiết phổi.
  • Ghi nhận u tuyến phế quản/ u nhú nhung mao chế nhầy là một phần mới hoàn toàn trong dưới nhóm u tuyến phổi.
  • Ghi nhận khối u không biệt hóa thiếu SMARCA4 ở lồng ngực.
  • Những mẫu u nhỏ nguyên phát hoặc di căn đến phổi được lấy thông qua nhiều phương pháp bao gồm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, phết tế bào, như đờm, dịch rửa phế quản, dịch chải phế quản, dịch rửa phế quản- phế nang.
  • Với mẫu sinh thiết nhỏ và mẫu tế bào học, “ung thư phổi không tế bào nhỏ” nên được phân loại thành các loại rõ ràng, như là “ ung thư biểu mô tuyến” hoặc “ung thư biểu mô tế bào gai”
  • Danh pháp “ung thư phổi không tế bào nhỏ-NOS” nên dùng ít nhất có thể, chỉ khi chẩn đoán chưa được rõ ràng.
  • Danh pháp “ ung thư biểu mô tuyến tại chỗ” và “ ung thư biểu mô tuyến xâm lấn tối thiểu” không nên dùng cho chẩn đoán mẫu sinh thiết nhỏ và tế bào học. Nếu kiểu hình không xâm lấn hiện diện trong mẫu sinh thiết nhỏ, tốt hơn nên xếp chúng vào kiểu hình lepidic. Tương tự, nếu tế bào học có “ ung thư biểu mô tuyến tại chỗ”, sau đó khối u nên được chẩn đoán “ ung thư biểu mô tuyến”, kèm theo có thể nêu ra một phần là “ ung thư biểu mô tuyến tại chỗ”.
  • Thuật ngữ ung thư biểu mô tế bào lớn không nên dùng trong chẩn đoán mẫu sinh thiết nhỏ và tế bào học, nên được giới hạn ở mẫu cắt bỏ khối u đã được loại trừ thành phần biệt hóa.
  • Trong sinh thiết khối u có đặc trưng ung thư dạng trung mô ( nhân đa hình thái rõ ràng, tế bào khổng lồ ác tính, tế bào hình thoi) nên được phân loại như ban đầu đã đề cập trước đây thay thế cho “ung thư biểu mô tuyến; ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ, ưu thế ung thư biểu mô tuyến , ung thư biểu mô tế bào gai, ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ, ưu thế ung thư biểu mô tế bào gai. Nếu những đặc trưng trên không hiện diện, thuật ngữ ung thư phổi không tế bào nhỏ-NOS nên được sử dụng, mô tả có đặc trưng ung thư dạng trung mô.
  • Các dấu ấn hóa mô miễn dịch thần kinh nội tiết nên được làm ở những ca hình thái thật sư gợi ý đến ung thư thần kinh nội tiết.

Xem tiếp tại đây

Sốc chấn thương tại khoa Cấp Cứu

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hồng Hoa - 

Bệnh nhân chấn thương nặng đã và đang là vấn đề sức khỏe mà toàn thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, số bệnh nhân chấn thương nhập viện nhiều, trong đó số ca tử vong chiếm tỉ lệ cao, đây là một thách thức lớn đối với nước ta. Tử vong này có thể ngăn ngừa bằng cách phát hiện, tiếp cận sớm, can thiệp đúng, kịp thời vào những giờ vàng.

1. Định nghĩa, phân loại:

Sốc là một bất thường của hệ tuần hoàn dẫn đến sự tưới máu cơ quan và oxy mô không đầy đủ.

Sốc chấn thương bao gồm : Sốc mất máu và không do mất máu.

Ở đại đa số bệnh nhân chấn thương, sốc là do mất máu.

Sốc mất máu: hay gặp , từ 5 vị trí mất máu nhiều là:

  • Khoang ngực
  • Khoang bụng
  • Chậu, Sau phúc mạc
  • Gãy xương
  • Mất máu ra ngoài

Sốc không mất máu : 5 nguyên nhân

  • Chèn ép tim cấp
  • Tràn khí màng phổi áp lực
  • Sốc thần kinh
  • Sốc tim: Đụng dập tim, thuyên tắc khí
  • Sốc nhiễm khuẩn

socct

Xem tiếp tại đây

Điều trị và phòng ngừa tăng kali máu ở người lớn

  • PDF.

BS Lê Văn Thành - 

TỔNG QUAN

Tăng Kali máu là một vấn đề lâm sàng phổ biến gây ra bởi sự suy giảm bài tiết Kali qua nước tiểu do suy thận cấp hay mạn và/hoặc các bệnh lý hoặc thuốc ức chế hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron.

XÁC ĐỊNH TÍNH KHẨN CẤP CỦA ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU

Mức độ khẩn cấp của việc điều trị tăng Kali máu thay đổi phụ thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của các triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu, mức độ nặng của tăng kali máu, và nguyên nhân tăng kali máu.

Tăng kali máu cấp cứu (Hyperkalemic emergency): Nên được điều trị bằng những liệu pháp tác dụng nhanh (VD: tiêm tĩnh mạch insulin, glucose, calcium) bên cạnh các liệu pháp loại bỏ kali ra khỏi cơ thể (VD: chạy thận nhân tạo, thuốc gắn kali qua đường tiêu hóa, hoặc lợi tiểu). Những bệnh nhân này bao gồm:

Những bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng của tăng kali máu. Những biểu hiện nặng nhất của tăng kali máu là yếu hay liệt cơ, rối loạn dẫn truyền trong tim, rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp chậm xoang, ngưng xoang, nhịp thất tự phát chậm, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh nhĩ, vô tâm thu. Những biểu hiện này thường xảy ra khi nồng độ kali huyết thanh ≥7 mEq/L kèm theo tăng kali máu mạn tính, hoặc có thể ở mức thấp hơn ở những bệnh nhân tăng kali huyết thanh cấp tính và/hoặc có bệnh dẫn truyền tim tiềm ẩn.

Có một số bất thường đặc trưng trên điện tâm đồ liên quan đến tăng Kali máu:

kalitang

Xem tiếp tại đây

Biến chứng thần kinh dạ dày - ruột do đái tháo đường

  • PDF.

Bs Dương Thị Hoàn Mỹ - 

1.Giới thiệu

Bệnh lý thần kinh là biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), được chia thành hai nhóm chính: bệnh lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, chân, …) và bệnh lý thần kinh tự chủ (thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu).

Trong các biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, Liệt dạ dày là biến chứng hay gặp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ĐTĐ.

Liệt dạ dày (hay còn gọi là chậm lưu thông dạ dày) là một rối loạn khi ăn thức ăn đi vào dạ dày và lưu lại lâu hơn sinh lý bình thường, bởi vì các dây thần kinh điều khiển sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị tổn thương và các cơ hoạt động yếu đi, nên làm chậm hoạt động để đẩy thức ăn di chuyển. Hậu quả dẫn đến việc thức ăn bị giữ trong dạ dày lâu hơn và không được tiêu hóa như bình thường.

Bệnh liệt dạ dày do Đái tháo đường (ĐTĐ) là một biến chứng của bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), đặc trưng bởi sự chậm làm rỗng dạ dày không kèm theo tắc nghẽn cơ học.[1]

tkdaday

Xem tại đây

Chẩn đoán và điều trị suy thượng thận

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Tin - 

Suy thượng thận (STT) là tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận làm giảm sản xuất glucocorticoid hoặc mineralcorticoid, androgen hoặc cả ba do nhiều nguyên nhân. Bệnh cảnh lâm sàng suy thượng thận mạn (nguyên phát hoặc thứ phát) thường âm thầm và không đặc hiệu vì vậy thường bị bỏ qua đặc biệt là với các thầy thuốc không chuyên khoa.

Hiện nay vẫn còn sự lạm dụng corticiod trong điều trị vì vậy vẫn còn tỷ lệ STT do thuốc. Hơn nữa nhiều bệnh nhân STT thứ phát do suy tuyến yên bị bỏ qua. Ở Việt nam các xét nghiệm chẩn đoán STT không sẵn có tại nhiều bệnh viện dẫn đến việc chẩn đoán khó trong khi bệnh lại nặng có nguy cơ tử vong nên chẩn đoán phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Tuy nhiên việc chẩn đoán thường khó do triệu chứng ít và không rõ.

suythuongthan

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV