• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn 2012

  • PDF.

Ths Bs Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Tiếp tục cập nhật những phác đồ của thế giới, Hội Hồi Sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam gởi tới các bác sĩ tài liệu tham khảo: “Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn 2012”… Chúng tôi tin rằng nếu phác đồ này được áp dụng sớm ở những nơi chăm sóc và điều trị bệnh nhân đầu tiên, ngay khi bệnh nhân chưa nhập khoa Hồi sức tích cực, sẽ đem lại hiệu quả cao nhất:  PGS TS BS Nguyễn Gia Bình – CT Hội HSCC-CĐ VN

HSCC

Hội thảo Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc toàn quốc lần thứ 13 -TP Đà Nẵng

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 28 Tháng 4 2014 09:20

Xử trí nội khí quản khó

  • PDF.

CN. Nguyễn Thị Lam Tuyền - Khoa Gây mê Hồi sức

Đặt nội khí quản luôn là một trong những phương pháp kiểm soát đường thở hay dùng và đáng tin cậy nhất hiện nay. Song việc đặt NKQ vẫn luôn là thách thức lớn thường trực hằng ngày đối với các người làm Gây mê hồi sức khi họ đối mặt với NKQ  khó.

1. Định nghĩa :

- Dùng đèn soi thanh quản rất khó khăn hoặc không nhìn thấy dây thanh âm
- Đặt nội khí quản quá 2 lần không thành công

2. Tiên lượng những trường hợp đặt NKQ khó :

 A. Tiền sử bệnh nhân: Hỏi tiền sử bệnh nhân một số tổn thương hay bệnh lý có liên quan đến đặt NKQ khó.

- Bị chấn thương hay có mổ về vùng hàm mặt
- Bệnh nhân bị bướu cổ hay u trung thất 
- U vùng hầu họng
.
B. Dấu hiệu lâm sàng:
.
Cổ ngắn : Khoảng cách từ bờ trên sụn nhẫn đến bờ dưới của xương hàm dưới <6cm
Giới hạn độ gập ngửa cổ
Miệng nhỏ
Hàm trên nhô ra trước ( vẩu , hô)
Cằm lẹm: Hàm dưới đẩy ra sau với góc hàm dưới tù
Sẹo co rút vùng cằm cổ 
Di động hàm dưới hạn chế
Ngoài ra, còn có những tiêu chuẩn khác:

Tiêu chuẩn Mallampati

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 5 2013 21:59

Điều trị nội khoa bảo tồn thai ngoài tử cung

  • PDF.

Ths Nguyễn Thị Kiều Trinh

1. Giới thiệu:

Thai ngoài tử cung (GEU: grossesse extra-utérine) cho đến nay vẫn là bệnh lý đe dọa tính mạng bệnh nhân ở những nước đang phát triển và thường là phẫu thuật cấp cứu. Tại Nam Phi, 71% các trường hợp GEU vỡ và 62% bị choáng khi nhập viện. Trên 90% số trường hợp GEU ở Dakar, Senegal, >98% ở Accra, Ghana, >52% ở Yaounda, Cameroon, đã bị vỡ khi nhập viện. Nếu chẩn đoán trễ, khi có biến chứng và chảy máu nhiều, tỉ lệ tử vong là 1 đến 1,5%. Tại Hoa Kỳ, nơi có nguy cơ tử vong liên quan đến thai kỳ chỉ 9/100.000, GEU cũng chiếm đến 13% trường hợp tử vong so sánh với 51% tử vong trong sinh sống và 4,7% tử vong có liên quan đến sẩy thai.

GEU1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 14 Tháng 6 2013 15:12

Rò Tiết Niệu Sinh Dục

  • PDF.

Bs Huỳnh Quốc Hiếu

Phần lớn các trường hợp dò đường tiết niệu-sinh dục (RTN-SD) là do phẫu thuật phụ khoa, đặc biệt là các trường hợp cắt tử cung qua đường bụng, các thủ thuật phụ niệu,xạ trị, hoặc các biến chứng sản khoa. Ở các nước đang phát triển nơi tiếp cận chăm sóc y tế vẫn còn bị hạn chế, thì chuyển dạ ngưng tiến triển hay chuyển dạ kéo dài vẫn còn là một nguyên nhân thường gặp nhất của tổn thương niệu đạo và bàng quang.Lỗ rò có triệu chứng thường có liên quan đến nguyên nhân, vị trí và kích thước của nó. Có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm phẫu thuật, đường phẫu thuật. Tuy nhiên việc sửa lỗ rò thành công hay không tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên, và cách chọn kỹ thuật mổ phù hợp.

ro_tiet_nieu1

Vị trí các đường rò bàng quang âm đạo 
Nguồn: http://www.glowm.com/resources/glowm/graphics/figures/v1/0900/001f.jpg

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 04 Tháng 5 2013 12:03

Kiểm soát đường huyết: Điều trị insulin

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Tin - Khoa Nội Thận-Nội tiết

1. Các khuyến cáo

1.1. Chăm sóc tiêu chuẩn (Standard care)

IN1. Khởi đầu điều trị insulin khi điều trị thuốc viên hạ đường huyết tối ưu và thay đổi lối sống không thể duy trì kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu.

Duy trì thay đổi lối sống sau khi dùng insulin.

Xem xét thăm dò liều khởi đầu hay tăng liều insulin, theo dõi đáp ứng…

IN2. Giải thích cho bệnh nhân ĐTĐ ngay từ khi chẩn đoán bệnh rằng insulin là một trong những lựa chọn điều trị sẵn có nhằm giúp kiểm soát bệnh ĐTĐ của họ và cách này có thể là tốt nhất, là cách cần thiết cuối cùng để duy trì kiểm soát đường huyết, đặc biệt trong thời gian dài.

IN3. Giáo dục bệnh nhân tiếp tục kiểm soát thay đổi lối sống và tự theo dõi thích hợp.

Giải thích rằng insulin khởi đầu thấp vì những lý do an toàn nhưng liều cuối cùng có thể lên đến 50-100 đơn vị/ngày.

Khởi đầu điều trị insulin trước khi kiểm soát đường huyết diễn tiến xấu hơn, thường là khi HbA1c theo DCCT>7,5% ở những bệnh nhân đang dùng thuốc viên liều tối đa.

Tiếp tục dùng metformin, cũng có thể tiếp tục dùng sulfonylurea khi bắt đầu điều trị insulin nền. Cũng có thể dùng tiếp ức chế -glucosidase.

insulin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 4 2013 08:56

You are here Đào tạo Tập san Y học