• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Tổn thương ruột trong phẫu thuật nội soi phụ khoa

  • PDF.

BS Nguyễn Thế Tuấn - 

Phẫu thuật nội soi được xem là một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lĩnh vực ngoại khoa nói chung và là một kỹ thuật hiệu quả để điều trị các bệnh lý phụ khoa.  Phục hồi tốt hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, ít đau hơn sau phẫu thuật và giảm mất máu là những ưu điểm chính của phẫu thuật nọi soi. 

Khi công nghệ đã được cải thiện và kỹ năng phẫu thuật đã tăng lên, bản chất và đặc điểm của các phẫu thuật nội soi cũng trở nên phức tạp hơn như các phẫu thuật các tổn thương phức tạp của phần phụ, cắt tử cung, bệnh lý sàn chậu và cắt bỏ lạc nội mạc tử cung nặng... Mặc dù tỷ lệ biến chứng giảm khi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm về nội soi ổ bụng, tuy nhiên khó khăn ngày càng tăng của một số thủ thuật trong phẫu thuật phụ khoa có thể làm tăng tần suất biến chứng nặng.

Tổn thương đường tiêu hóa là một biến chứng nghiêm trọng của nội soi phụ khoa. Phát hiện muộn các tổn thương đường tiêu hóa làm gia tăng đáng kể tỉ lệ tử vong.

Tỉ lệ tổn thương đường tiêu hóa thay đổi tùy thuộc vào loại phẫu thuật, tiền sử phẫu thuật, khả năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

7f813aad8a2a4874113b

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 8 2022 21:10

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 8 2022 20:41

Quản lí độc tính xạ trị trong điều trị các u ác tính phụ khoa

  • PDF.

BS. Phạm Tấn Trà -

I. Đại cương:

Xạ trị là một phần quan trọng trong điều trị các khối u ác tính phụ khoa. Trên nền tảng các hướng dẫn điều trị dựa vào bằng chứng, xạ trị chiếm tỉ lệ hơn 60% ung thư cổ tử cung (CTC), 45% ung thư nội mạc tử cung (NMTC),35% ung thư âm hộ, 100% ung thư âm đạo và 5% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng (BT).

Xạ trị cho ung thư phụ khoa giúp điều trị triệt căn hoặc bổ trợ sau phẫu thuật hoặc tân bổ trợ trước phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Một vài khối u, hóa xạ trị thường được dùng đồn thời và có thể kết hợp xạ trị áp sát. Các mô bình thường của cổ tử cung, thân tử cung có thể dùng nạp liều cao xạ trị và hồi phục tốt sau những tổn thương. Bên cạnh đó sẽ có các mô dễ tổn thương hơn.

Tác dụng phụ và sự trầm trọng do xạ trị phụ thuộc vào kích thước, thể tích tiếp xúc và kế hoạch điều trị gồm: tổng liều, phân liều và phương thức xạ trị. Các yếu tố tác động như phẫu thuật, kết hợp hóa trị và bệnh đồng mắc. Một báo cáo lớn chỉ ra bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá thì ruột và bàng quang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.

Các yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân chịu độc tính xạ trị:

  • Bệnh mô liên kết mạch máu, chống chỉ định tương đối của xạ trị.
  • Bệnh viêm ruột mạn tính (Inflammatory bowel disease-IBD) có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng ruột cấp tính và muộn. Hiện nay còn có những tranh cải độc tính xạ trị và diễn tiến tự nhiên của bệnh IBD.
  • Thay đổi cấu trúc mạch máu- Dữ liệu hồi cứu đưa ra lời khuyên các bệnh nhân mắc tăng huyết áp, đái tháo đường thường chịu nhiều tác dụng phụ muộn hơn, có lẽ liên quan đến những thay đổi vi thể trên mạch máu.

doctinhxatri

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 7 2022 16:10

You are here Đào tạo Tập san Y học