• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Các thói quen xấu về răng miệng ở trẻ em

  • PDF.

Bs-CKI: Ngô Thị Thu Thảo - 

Các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi ra trước hoặc sang bên khi nuốt, mút môi dưới, thở miệng, cắn viết kéo dài sẽ tạo những di chuyển răng ngoài ý muốn, gây ra những lệch lạc về răng và hàm mặt. Một thói quen răng miệng xấu có thể làm di chuyển răng nếu thời gian tác động đủ dài: trên 6 giờ/ngày. Nếu thời gian tác động ít hơn 6 giờ/ngày, dù lực tác động lớn, thói quen đó vẫn không làm di chuyển được răng.

1.Mút tay

Hầu như các trẻ em có thói quen mút tay kéo dài đều đưa đến tình trạng sai khớp cắn. Nói chung, mút tay trong thời kỳ răng sữa không có ảnh hưởng lâu dài đến hàm răng, nếu thói quen này kéo dài qua thời kỳ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, sai khớp cắn là điều chắc chắn với các biểu hiện: răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở vùng răng trước, hẹp cung răng trên ( cung răng có hình chữ V)

Răng di chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tác động của thói quen. Nếu trẻ mút tay với áp lực mạnh nhưng không liên tục và thời gian không đủ lâu thì các răng di chuyển ít. Ngược lại, trẻ mút tay với áp lực nhẹ nhưng kéo dài hơn 6 giờ/ ngày, đặc biệt là những trẻ mút tay suốt đêm thì sẽ bị sai khớp cắn trầm trọng.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 3 2022 18:01

Chiến dịch phòng chống bệnh lao

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Sương - 

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Tổ chức  Y tế thế giới (WHO) đã chọn ngày 24/3 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống lao. Tại Việt Nam, chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.  Nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cung cấp một số điều cần biết về căn bệnh này để cộng đồng có thể hiểu hơn về bệnh lao và góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh này.

Ngày Thế giới phòng chống lao nhằm nâng cao nhận thức về dịch bệnh lao toàn cầu và nỗ lực loại trừ bệnh lao. Một phần ba dân số thế giới hiện đang bị nhiễm bệnh lao. Tổ chức các đối tác phòng chống lao mạng lưới các tổ chức và quốc gia trong cuộc chiến chống lại bệnh lao, tổ chức Ngày Thế giới phòng chống lao để nêu bật mức độ và cách thức ngăn ngừa và điều trị bệnh lao.

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 3 2022 17:55

Tái tạo sau bỏng

  • PDF.

Bs Lê Quang Hoàng Nhã - 

saubong

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 19:58

Điều trị thành công tổn thương phổi nhiều ca bệnh sau nhiễm SARS-COV2 tại khoa Nội tổng hợp BVĐK Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Phương Thảo - 

Thời gian gần đây, Khoa Nội Tổng hợp đã tiếp nhận nhiều ca bệnh vào viện vì khó thở, những ca bệnh này điều mắc SARS COV2 trước đó và được chẩn đoán khỏi SARS COV2 cách ngày vào viện với chúng tôi từ 3-14 ngày.

Những ca bệnh này vào viện với triệu chứng khó thở nhiều, khó thở khi gắng sức, kích thích, vật vã. Mạch nhanh, huyết áp trong giới hạn bình thường, Sp02 dao động từ 70% đến 85%. Phổi nghe ran nổ 2 bên phổi, giảm thông khí nhẹ. Tim nghe đều, rõ. Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường.

Xét nghiệm công thức máu có một số ca bạch cầu tăng nhẹ, D-Dimer tăng hoặc bình thường tùy ca bệnh. Các chỉ số sinh hóa thường quy trong giới hạn bình thường. Xquang ngực thẳng: đám mờ phế bào lan tỏa phân bố chủ yếu ở ngoại vi (hình ảnh tổn thương đặc trưng của SARS COV2)Chụp CT scan ngực: tổn thương dạng kính mờ, tổn thương xơ phổi.

Sau khi được điều trị đặc hiệu, điều trị hỗ trợ, kết hợp phương pháp nằm sấp đối với bệnh tỉnh táo thì bệnh nhân cải thiện rõ rệt về mặt triệu chứng lâm sàng lẫn xét nghiệm hình ảnh học. Bệnh nhân hết khó thở, hoạt động thể lực cải thiện mỗi ngày, hình ảnh tổn thương trên Xquang ngực cải thiện rõ.

Một số hình ảnh minh họa

phoihauco

phoihauco2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 3 2022 19:52

Viêm não do Toxoplasma Gondii trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà - 

Bệnh Toxoplasma do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Triệu chứng từ không biểu hiện đến hạch to lành tính (bệnh giả tăng bạch cầu đơn nhân) tới đe dọa mạng sống bệnh lý thần kinh trung ương hoặc cùng với biểu hiện ở các cơ quan khác ở những người bị suy giảm miễn dịch. Viêm não có thể phát triển ở bệnh nhân AIDS và số lượng CD4 thấp.

1. Sinh lý bệnh

Toxoplasma gondii phổ biến ở chim và động vật có vú. Ký sinh trùng nội bào bắt buộc này xâm nhập và nhân lên vô tính gọi là thể hoạt động trong tế bào chất của bất kỳ tế bào có nhân nào.

Sinh sản hữu tính của T. gondii chỉ xảy ra ở đường ruột của mèo; kết quả các nang trứng được thải qua phân vẫn lây nhiễm trong đất ẩm qua nhiều tháng.

Nhiễm trùng có thể xảy ra:

  • Ăn vào nang trứng;
  • Ăn các nang trong mô;
  • Lây truyền mẹ con;
  • Truyền máu hoặc ghép tạng.

Việc nuốt trứng trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm phân mèo là phương thức phổ biến nhất của nhiễm trùng đường miệng. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín có chứa mô nang, thông thường là thịt cừu, thịt lợn, hoặc ít khi thịt bò.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 13 Tháng 3 2022 21:28

You are here Tin tức Y học thường thức