• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Y học thường thức

Tiếp cận bệnh viêm gan A

  • PDF.

Bs Bùi Quốc Xết - 

I-Tổng quan:

Viêm gan A là một bệnh nhiễm trùng gan rất dễ lây lan do vi rút viêm gan A (HAV) gây ra. Virus này là một trong số các loại virus viêm gan gây viêm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.

Có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan A từ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Viêm gan A nhẹ không cần điều trị. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều hồi phục hoàn toàn mà không có tổn thương gan vĩnh viễn.

Thực hành vệ sinh tốt, bao gồm rửa tay thường xuyên, là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A.

II -Nguyên nhân:

Viêm gan A là do vi rút xâm nhập vào tế bào gan và gây viêm. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của gan và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh viêm gan A.

Vi rút thường lây lan nhất khi ăn hoặc uống thứ gì đó bị nhiễm phân, thậm chí chỉ với một lượng nhỏ. Nó không lây lan qua hắt hơi hoặc ho.

hav

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 12 2021 09:02

Sử dụng steroid tại chỗ trong viêm kết mạc và những điều cần biết

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà - 

Corticosteroid tại chỗ rất hữu ích trong điều trị viêm mắt, nhưng hầu hết các hướng dẫn thường khuyến cáo chỉ sử dụng steroid trong các trường hợp viêm kết mạc nặng. 

Điều này một phần là do rủi ro liên quan đến việc sử dụng steroid, bao gồm khả năng kéo dài thời gian nhiễm virus adenovirus, khiến tình trạng nhiễm vi-rút herpes simplex nặng thêm, tăng nhãn áp, bệnh cườm nước (glaucoma) và đục thủy tinh thể.

IMG-8155

Tuy nhiên, hầu hết những rủi ro này không được chứng minh bởi dữ liệu lâm sàng chất lượng cao:

• Sự gia tăng nhãn áp (IOP ) không liên quan đến việc sử dụng corticosteroid ngắn hạn cho bệnh viêm kết mạc. Tăng IOP có xu hướng liên quan đến thời gian điều trị dài hơn, thường là > 2 tuần. Một đợt điều trị corticosteroid kéo dài ≤ 2 tuần thường thì ít có khả năng tăng IOP. 

• Các kết quả bất lợi khác như  nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp cũng liên quan đến việc sử dụng steroid lâu dài.

• Những rủi ro khác như kéo dài sự phát triển của virus và sự tái hoạt của vi-rút herpes simplex không được hỗ trợ bởi bằng chứng chất lượng cao trong y văn, ít nhất là trong một số trường hợp (ví dụ, sử dụng ngắn hạn). 

IMG-8154

Các loại corticoid tại chỗ đã được chứng minh là có hiệu quả và dung nạp tốt khi sử dụng trong thời gian ngắn (≤2 tuần), kết hợp với kháng sinh, thuốc sát trùng hoặc chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần có các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để điều tra tính hiệu quả và an toàn của steroid trong điều trị viêm kết mạc.

Nguồn: https://bit.ly/356SVpo

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 11 2021 19:29

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) liên quan với SARS-CoV-2 - Những điều cần biết

  • PDF.

Bs Trần Lâm - 

Được xác định lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2020, hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children - MIS-C) được biết là một hội chứng viêm toàn thân liên quan đến việc tiếp xúc với SARS-CoV-2. Cho đến nay, cơ chế của hội chứng hậu virus này vẫn chưa được biết rõ. Các biểu hiện liên quan đến tim mạch và thần kinh gặp phổ biến ở thanh thiếu niên hơn là trẻ nhỏ. Hơn một nửa số bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp và sốc do tăng đáp ứng viêm hệ thống / giãn mạch hoặc tổn thương cơ tim. Trẻ có thể phải nhập viện và được chăm sóc đặc biệt tại ICU.

viemTE

Cơ chế của tổn thương tim mạch trong MIS-C chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng có giả thuyết cho rằng virus trực tiếp gây nhiễm độc tế bào cơ tim, rối loạn chức năng vi mạch và / hoặc viêm. Bằng chứng liên quan đến tim mạch gặp ở 40%–80% bệnh nhân, bao gồm tăng peptide lợi tiểu natri và troponin, rối loạn chức năng thất, tràn dịch màng tim, giãn hoặc phình động mạch vành và rối loạn nhịp tim. Phình động mạch vành xảy ra 8% –13% bệnh nhân MIS-C và hầu hết (93%) đều tương đối nhỏ. Rối loạn nhịp tim là một biến chứng tương đối hiếm của MIS-C, xảy ra ở 12% bệnh nhân.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 28 Tháng 11 2021 11:42

Tiêm chủng trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ sẽ tăng lên. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng trước và trong thai kỳ là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau khi sinh.

Nếu người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao, thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

  • Bệnh sởi, Rubella: thai nhi có thể bị dị dạng, (90%) bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển, thai chết lưu, sẩy thai, sinh non.
  • Bệnh quai bị: Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sinh non.
  • Bệnh thủy đậu: giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai (tuần thứ 8 – 20) thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nếu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau sinh thì đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh và có thể tử vong.
  • Bệnh cúm: không gây biến chứng nguy hiểm cho bà bầu nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Bệnh viêm gan B: Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan thì khả năng diễn tiến xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành rất cao.

tiemchungthai

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 11 2021 20:04

Tương lai của vaccin phòng COVID-19 - Bài học từ vaccin Cúm

  • PDF.

Bs Trần Lâm -  

Sau một thời gian dịch bệnh Covid-19 có phần lắng xuống, sự lây lan gần đây của biến thể Delta là một thất vọng lớn, vì vậy, chúng ta cần phải đánh giá lại một số giả định trước đó. Ít nhất một phần nào đó, việc xem xét lại này có thể là một sự điều chỉnh đối với những quan điểm quá lạc quan về hiệu quả cao mà vaccin SARS-CoV-2 có thể đạt được. Một số nhà nghiên cứu đã hy vọng vaccin có thể loại bỏ sự lây truyền của virus, và mục tiêu cuối cùng là đạt được miễn dịch cộng đồng. Điều đó có xảy ra hay không? Vẫn chỉ là hy vọng!

Một bức tranh sáng sủa hơn về tương lai của chúng ta với loại virus này có thể định hình được nếu chúng ta đánh giá lại các mô hình lây nhiễm đã biết rõ của một loại virus đường hô hấp khác, đó là virus cúm. Kinh nghiệm đó có thể giúp chúng ta xác lập lại kỳ vọng và tái điều chỉnh mục tiêu đối phó với SARS-CoV-2 khi nó đã thích ứng hơn và lan rộng toàn cầu.

Kết quả ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu quan sát về loại vaccin mRNA cho thấy rằng, vaccin này không chỉ có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm virus có triệu chứng hay không có triệu chứng mà còn có hiệu quả trong dự phòng sự lây truyền. Tiêu chuẩn cơ bản được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp là: Dự phòng nhiễm virus lâm sàng được phòng thí nghiệm xác nhận. Người ta cho rằng, hầu hết các loại vaccin dành cho các bệnh đường hô hấp, bao gồm cả bệnh cúm, đều bị “rò rỉ” - tức là nó cho phép sự lây nhiễm không có triệu chứng ở một mức độ nào đó và dự phòng tốt hơn nhiễm virus có triệu chứng.

cum sars

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 20 Tháng 11 2021 15:26

You are here Tin tức Y học thường thức