• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Điều trị rò dịch não tủy

  • PDF.

Bs Nguyễn Trung Hiếu - 

I XỬ LÝ BAN ĐẦU

Nếu rò dịch não tủy cấp tính sau chấn thương, việc theo dõi là hợp lý vì hầu hết các trường hợp đều tự khỏi.

Kháng sinh dự phòng: Còn nhiều tranh cãi. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc hoặc bệnh suất của viêm màng não giữa bệnh nhân được điều trị và không được điều trị.

Vắc-xin phế cầu khuẩn: được khuyến cáo cho hầu hết bệnh nhân ≥ 2 tuổi.

II ĐỐI VỚI RÒ DNT DAI DẲNG SAU CHẤN THƯƠNG HOẶC SAU PHẪU THUẬT

1) Điều trị không phẫu thuật

a) Biện pháp hạ ICP:

- nghỉ ngơi tại giường: mặc dù nằm nghiêng có thể cải thiện các triệu chứng nhưng việc nằm trên giường không mang lại lợi ích gì khác

- tránh rặn ( táo bón ) và tránh xì mũi

- acetazolamide để giảm sản xuất DNT

- hạn chế dịch ở mức độ vừa phải. Sử dụng thận trọng sau khi cắt bỏ u tuyến yên qua xương bướm

Đọc thêm...

Xét nghiệm định lượng CEA

  • PDF.

CN Nguyễn Vũ Huyền Trang - 

CEA là một phân tử được glycosyl hóa cao có trọng lượng phân tử khoảng 180 kDa. CEA giống như AFP, thuộc về nhóm kháng nguyên ung thư bào thai được tạo ra trong thời kỳ phôi và bào thai. CEA được thừa nhận đóng vai trò trong một số quá trình sinh học bao gồm sự kết dính, miễn dịch và sự chết theo chương trình của tế bào. Sự hình thành của CEA bị ngừng lại sau khi sinh, và biểu hiện ở mức thấp trong mô người lớn bình thường. Vì vậy nồng độ CEA rất thấp trong máu của người lớn khỏe mạnh. Nồng độ CEA cao thường được tìm thấy trong các trường hợp ung thư tuyến đại trực tràng.

Đo nồng độ CEA trước khi phẫu thuật là mong muốn giá trị này có thể cung cấp thông tin chẩn đoán độc lập, giúp theo dõi phẫu thuật và cung cấp một giá trị nền cho các xác định theo sau. Ở những bệnh nhân giai đoạn II và III, nồng độ CEA nên được đo mỗi 2‑3 tháng trong ít nhất 3 năm sau khi chẩn đoán. Để theo dõi điều trị của bệnh tiến triển, nên kiểm tra nồng độ CEA mỗi 2‑3 tháng.

 

CEA

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 4 2024 15:16

Tiếp cận hội chứng khí phế thủng tại cấp cứu

  • PDF.

Bs Trần Văn Phúc - 

1. Định nghĩa:

  • Căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận
  • Lan tỏa
  • Tiến triển
  • => mạn tính
  • ≠ cấp tính: hen phế quản

2. Phân loại:

  • Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ: COPD
  • Khí phế thũng toàn tiểu thùy
  • Khí phế thũng cạnh vách

KPT trung tâm tiểu thùy: là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn.

Còn các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ

khithung

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 30 Tháng 3 2024 21:08

Hội chứng SIADH trên bệnh nhân ung thư

  • PDF.

BS. Lê Trung Nghĩa - 

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu không phù hợp, hay SIADH (Syndrome of Inappropriate Anti-Diuretic Hormone secretion), là một biến chứng đã biết của ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC: small-cell lung cancer ). SIADH khiến cơ thể người bệnh sản xuất quá nhiều hormone khiến thận giữ nước. Chất lỏng dư thừa dẫn đến nồng độ natri (muối) trong máu thấp. Nồng độ natri thực sự thấp có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi và lú lẫn.

SIADH thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể nghiêm trọng đến mức phải nhập viện nếu nồng độ natri của người bệnh xuống quá thấp. Bệnh nhân có thể phải tạm dừng điều trị ung thư cho đến khi bác sĩ có thể kiểm soát được lượng natri.

SIADH là gì:

SIADH, như tên gọi của nó, là sự tiết ra hormone chống bài niệu (ADH) không thích hợp. ADH là một loại hormone giúp kiểm soát nồng độ natri và huyết áp bằng cách điều chỉnh lượng tái hấp thu nước của thận.

ADH thường được giải phóng bởi tuyến yên trong não của bệnh nhân. Nguyên nhân chính gây ra sự giải phóng nó là nồng độ natri cao. Cơ thể bệnh nhân duy trì nồng độ natri rất ổn định vì có rất nhiều phản ứng hóa học phụ thuộc vào natri. Một yếu tố khác kích hoạt giải phóng ADH từ tuyến yên là khi huyết áp của bệnh nhân thấp. Hormon này làm giảm lượng nước mà thận thải vào nước tiểu. Việc giữ lại nhiều chất lỏng hơn trong máu sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.

SIADH khiến cơ thể bệnh nhân tiết ra quá nhiều ADH. Khi mức ADH của bệnh nhân cao, thận của bệnh nhân sẽ giữ thêm nước mặc dù bệnh nhân không cần. ADH càng cao thì nước tiểu của bệnh nhân càng đậm đặc.

Chất lỏng được thêm vào sẽ làm loãng natri trong máu, làm giảm nồng độ natri trong máu. Bệnh nhân cần natri để cơ bắp và dây thần kinh hoạt động bình thường cũng như duy trì sự cân bằng chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Sự sụt giảm natri được gọi là hạ natri máu. Bác sĩ có thể nghi ngờ SIADH do nồng độ natri thấp (hạ natri máu) trong xét nghiệm máu định kỳ.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 3 2024 08:42

Chấn thương khí phế quản: vấn đề tiếp cận và xử trí

  • PDF.

Bs. Lê Nhật Nam - 

I-Tổng Quan

Khí phế quản là một ống dẫn khí nằm ở cổ và ngực, có thành phần chính được cấu tạo bởi sụn sợi. Từ trong ra ngoài có các lớp: lớp niêm mạc, dưới niêm, sụn và bao mô liên kết. Khí quản cổ là đoạn khí quản tiếp nối với thanh quản đến khí quản ngang hõm ức. Khí quản ngực là đoạn khí quản tính từ hõm ức đến cựa (carina) khí quản. Phần sau cùng là phế quản.

Chấn thương khí phế quản là một trong những tổn thương hiếm gặp trước đây ở Việt Nam. Nhưng trên thực tiễn trong thời gian gần đây, xã hội phát triển theo nhiều mặt khác nhau từ đó dẫn đến: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn xã hội (đâm chém) đều gia tăng.., vì vậy chấn thương khí phế quản cũng có khuynh hướng gia tăng nhiều hơn.

Tỷ lệ tổn thương khí phế quản do chấn thương chưa thống kê. Bởi vì, tổn thương khí phế quản thường nằm trong bệnh cảnh đa thương nên dễ bỏ sót. Hơn nữa ở những bệnh nhân tử vong có nguyên nhân do đa chấn thương chưa được thực hiện những nghiên cứu đồng loạt mổ tử thi ở các bệnh viện để xác định tổn thương khí phế quản.

ctkhiquan

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 29 Tháng 3 2024 07:33

You are here Tin tức Y học thường thức