• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn

  • PDF.

BS. Lê Thị Hà – 

1. ĐẠI CƯƠNG

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng, và tiêu chảy nhiều lần.

Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh phổ biến khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường, thức ăn. Trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước hoặc nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân dẫn tới tử vong do, đặc biệt ở trẻ em và người già.

2. NGUYÊN NHÂN

- Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, tụ cầu.

- Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 18:02

Vai trò của RET-HE và HYPO-HE trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

  • PDF.

CN Võ Thị Hồng Hạnh - 

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong bệnh thiếu máu nói chung. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Bệnh gây ra do giảm sản xuất hồng cầu với hàm lượng huyết sắc tố thấp, do thiếu chất sắt là thành phần quan trọng nhất của huyết sắc tố. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt là do không cung cấp đủ nhu cầu sắc, mất sắc do mất máu mạn và rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh.

thieusat

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 2 2024 16:30

Chăm sóc sức khoẻ sau kỳ nghỉ tết Giáp Thìn

  • PDF.

CN. Ngô Thị Kim Phượng - 

Sau kỳ nghỉ tết Giáp Thìn, sự thay đổi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại với công việc. Để khắc phục tình trạng này, mỗi người nên tự xây dựng cho mình kế hoạch làm việc, duy trì luyện tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để tạo năng lượng tích cực.

sautet

Người dân đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam kiểm tra sức khỏe

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 2 2024 18:03

Tiền sản giật khi mang thai làm tăng nguy cơ cho mắt của người mẹ như thế nào?

  • PDF.

Bs. Lê Văn Hiếu – 

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sản khoa và Phụ khoa cho thấy tiền sản giật có thể liên quan đến bệnh võng mạc ở người mẹ sau này. Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ đặc trưng bởi tăng huyết áp và nồng độ protein cao trong nước tiểu. Theo nghiên cứu này, tiền sản giật nặng hơn và khởi phát sớm hơn thì nguy cơ về bệnh lý võng mạc cho người mẹ cũng sẽ cao hơn.

mat san

Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ đang xem xét về cách thức tiến hành nghiên cứu này và kết luận của nó. Và hiện tại thì phương pháp chăm sóc sức khỏe mắt cho phụ nữ mang thai hoặc chăm sóc theo dõi cho những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật trong quá khứ không có gì thay đổi.

Đọc thêm...

Mất ngủ- bệnh học, điều trị và dự phòng

  • PDF.

Bs Quang - YHCT

1.BỆNH HỌC MẤT NGỦ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1 Khái niệm:

Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức giấc quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có cảm giác không ngon giấc và mệt mỏi.

1.2 Phân loại

- Phân loại Quốc tế về Rối loạn giấc ngủ (The International Classification of Sleep Disorders, Third Edition - ICSD-3:): bao gồm bảy loại rối loạn giấc ngủ chính:

  • Mất ngủ
  • Rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ
  • Rối loạn trung ương của chứng tăng âm thầm
  • Rối loạn nhịp ngủ thức sinh học
  • Bệnh mất ngủ giả
  • Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
  • Các rối loạn giấc ngủ khác

- Mất ngủ được phân thành 3 nhóm chính:

  • Rối loạn mất ngủ ngắn hạn ( Short-Term Insomnia Disorder)
  • Rối loạn mất ngủ mãn tính – Mất ngủ không thực tổn ( Chronic Insomnia Disorder)
  • Rối loạn mất ngủ khác ( Other Insomnia Disorder) (khi bệnh nhân có các triệu chứng mất ngủ nhưng không đáp ứng các tiêu chí của hai loại mất ngủ còn lại).

- Các ấn bản trước đây đã phân loại rối loạn mất ngủ mãn tính thành các loại nguyên phát và bệnh kèm theo, nhưng chúng đã bị loại bỏ trong ICSD-3 vì chúng không cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán.

Xem tiếp tại đây

You are here Tin tức Y học thường thức