• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Xạ trị - Những câu hỏi thường gặp

  • PDF.

Bs Trần Quốc Dũng - 

Xạ trị được sử dụng để làm gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất và được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Tùy thuộc vào loại ung thư và vị trí của nó, xạ trị có thể nhằm mục đích chữa khỏi bệnh hoặc được sử dụng để làm giảm, ngăn ngừa các triệu chứng. Đôi khi, xạ trị được sử dụng để điều trị các khối u và tình trạng không ác tính.

Xạ trị có an toàn không?

Xạ trị là phương pháp điều trị được kiểm soát chặt chẽ và an toàn được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia bao gồm Bác sĩ lâm sàng ung thư (bác sĩ xạ trị), Nhà vật lý học y tế về ung thư bức xạ (kỹ sư vật lý) và Kỹ thuật viên xạ trị. Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế uy tín phải được áp dụng trong quá trình cung cấp phương pháp điều trị và được giám sát, quản lý chặt chẽ. Cũng như đảm bảo quy trình chất lượng nghiêm ngặt và đa dạng ở tất cả các bước của giai đoạn lập kế hoạch và điều trị, đảm bảo rằng xạ trị là một lựa chọn điều trị rất an toàn. Để đảm bảo sai sót là hiếm khi xảy ra, thiết bị thường xuyên được hiệu chỉnh (điều chỉnh) để xác nhận hoạt động chính xác, và cả việc kiểm tra thủ công, kiểm tra trên máy tính đều được thực hiện bởi một số thành viên trong nhóm trước mỗi lần điều trị. Xạ trị ung thư là một chuyên ngành y học nổi tiếng với các chương trình giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên thế giới. Tất cả những biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn của việc điều trị. Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại đặc biệt nào về vấn đề này, bạn nên đề cập với nhóm xạ trị ung thư để họ có thể xoa dịu nỗi sợ hãi của bạn.

xatrij1

Xem tiếp tại đây

Bệnh viêm võng mạc sắc tố là gì?

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu - 

Viêm võng mạc sắc tố (RP) là bệnh lý ảnh hưởng đến võng mạc của mắt. Đây là tình trạng làm thay đổi phản ứng của võng mạc với ánh sáng, khiến cho bệnh nhân bị giảm thị lực.

Những người bị RP mất thị lực dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, thông thường họ sẽ không bị mù hoàn toàn.

Nguyên nhân của viêm võng mạc sắc tố là gì?

RP là một bệnh lý di truyền - nghĩa là nó có thể được di truyền trong gia đình - nhưng không phải mọi bệnh nhân mắc RP đều có tiền sử gia đình.

Tình trạng giảm thị lực do RP khác nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào thể RP mắc phải và yếu tố di truyền của mỗi bệnh nhân.

vvmst

Xem tại đây

Tổng quan khám nội tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Ngọc Võ Khoa - 

Các bệnh về đường tiêu hóa không chỉ làm ảnh hưởng chất lượng cuộ sống mà còn tái phát nhiều lần, gây nhiều hậu quả đến sức khỏe của bệnh nhân. Nhiều người lựa chọn chủ động khám tiêu hóa để có thể điều trị dứt điểm bệnh, ngăn chặn những nguy cơ biến chứng khó lường cho sức khỏe. Chúng tôi xin giới thiệu khái quát tìm về quy trình kiểm tra ống tiêu hóa cũng như các yếu tố để bệnh nhân có thể lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín., phù hợp

noisoi

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 3 2024 17:16

Tại sao một số bệnh đường tiêu hóa gia tăng sau dịp Tết

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - 

Sau Tết Nguyên đán, số bệnh nhân nhập viện gia tăng, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu nhận khoảng 80 bệnh nhân, trong đó gần một nửa là các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, có những trường hợp mắc mới nhưng đa số là biến chứng nặng của các bệnh mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu do hành vi sinh hoạt thiếu kiểm soát, ăn uống thất thường, đặc biệt là sử dụng quá nhiều bia, rượu.

Rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (hình minh họa)

1. Rối loạn tiêu hóa

Với các triệu chứng như đau bụng quặn, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, đi cầu phân sống... có những trường hợp biến chứng nặng do mất nước, điện giải và nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng người bệnh. Ngoài nguyên nhân bia rượu, chúng tôi thấy món ăn khoái khẩu mọi người hay mắc đó là sứa trộn.

BENHTIEUHOA

Đọc thêm...

Lấy dị vật đường tiêu hoá trên qua nội soi

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

GIỚI THIỆU

Nuốt phải dị vật là tình trạng thường gặp trong thực hành lâm sàng. Phần lớn trường hợp nuốt dị vật xảy ra ở trẻ em. Việc nuốt phải dị vật ở người lớn, dù cố ý hay vô ý, hay gặp ở người cao tuổi, người có rối loạn tâm thần chậm phát triển trí tuệ, ngộ độc rượu và ở những tù nhân.

Hầu hết dị vật (80 - 90%) đi ra ngoài một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng 10 - 20% trường hợp cần nội soi loại bỏ và ít hơn 1% sẽ cần phẫu thuật để lấy dị vật hoặc điều trị các biến chứng.

 divat

CHẨN ĐOÁN

Trẻ lớn và người lớn có thể xác định được nuốt phải dị vật và chỉ ra vùng khó chịu. Tuy nhiên, diện tích của vùng khó chịu thường không tương quan với vị trí bị chèn ép. Thông thường, các triệu chứng xảy ra ngay sau khi nuốt phải dị vật. Trẻ nhỏ hay người bị rối loạn tâm thần có thể biểu hiện bằng nghẹn, bỏ ăn, nôn mửa, chảy nước dãi, thở khò khè, nước bọt dính máu hoặc suy hô hấp. Thủng hầu họng hoặc đoạn đầu thực quản có thể gây sưng nề, đỏ, căng đau vùng cổ. Các bác sĩ lâm sàng cần phát hiện những tình trạng cần phải phẫu thuật như viêm phúc mạc hoặc tắc ruột non.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 3 2024 17:59

You are here Tin tức Y học thường thức