• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Xoắn đường tiêu hóa (phần 1)

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Ánh Phương - Khoa CĐHA

Xoắn đường tiêu hóa, một nguyên nhân quan trọng trên lâm sàng của đau bụng cấp hoặc tái phát ở người lớn, vẫn còn gặp khó khăn trong chẩn đoán đối với các bác sĩ X quang.

Các triệu chứng lâm sàng liên quan với xoắn ruột thường không đặc hiệu, gồm đau, buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên nếu các bác sĩ lâm sàng không dựa và X quang để chẩn đoán thì xoắn đường tiêu hóa hiếm khi được chẩn đoán trên lâm sàng. X quang quy ước, soi trên màn hình và CT là các phương pháp hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán. Cần phải chẩn đoán kịp thời để tránh những biến chứng đe dọa tính mạng như thiếu máu và nhồi máu ruột. Vì vậy, các bác sĩ X quang cần có hiểu biết về các biểu hiện hình ảnh khác nhau của xoắn đường tiêu hóa.

XOẮN DẠ DÀY

Dạ dày là vị trí tương đối ít bị xoắn. Bệnh nhân bị xoắn dạ dày cấp thường có đau thượng vị, buồn nôn và nôn mửa. Tam chứng lâm sàng hữu ích để nhận ra xoắn dạ dày, tam chứng Borchardt gồm đau thượng vị đột ngột, nôn khan không dứt và không thể đưa ống sonde từ mũi qua dạ dày được.

Xoắn dạ dày thường được chia thành hai phân nhóm chính: trục tạng (organoaxial) và trục mạc treo (mesenteroaxial). Xoắn trục tạng thường gặp hơn xoắn trục mạc treo và chiếm khoảng hai phần ba trường hợp xoắn dạ dày. Cả hai đều là cấp cứu ngoại khoa và cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điểm chú ý xoắn trục tạng xảy ra khi dạ dày xoay dọc theo trục dài và bị tắc, với bờ cong lớn bị đẩy lên trên và bờ cong bé nằm xuống dưới hơn trong ổ bụng. Hang vị xoay về phía trước trên và phình vị xoay về phía sau dưới. Ở người lớn, xoắn trục tạng thường xảy ra nhất trong trường hợp thoát vị sau chấn thương hoặc tháot vị cạnh thực quản làm cho dạ dày di chuyển bất thường dọc theo trục dài.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 1 2015 21:53

Bổ sung oxy hợp lý trong nhồi máu cơ tim cấp

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - Khoa Nội TM

I. Mở đầu:

Bệnh động mạch vành (ĐMV), đặc biệt nhồi máu cơ tim ST chênh lên (NMCTSTCL), là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phương Tây và đang có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Điều trị chọn lựa đối với NMCTSTCL là tái tưới máu sớm bằng liệu pháp tiêu huyết khối hay can thiệp mạch vành qua da.

Từ sau báo cáo đầu tiên vào năm 1900 cho thấy việc bổ sung oxy làm giảm cơn đau thắt ngực, người thầy thuốc thường có thói quen sử dụng liệu pháp oxy cho tất cả bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim (NMCT). Tuy nhiên, hiện  có rất ít bằng chứng từ các thử nghiệm tiến cứu, ngẫu nhiên, đối chứng ủng hộ việc sử dung thường quy liệu pháp oxy bổ sung cho BN mắc bệnh lý cấp tính này. Hơn nữa, kết quả của một số phân tích gộp gần đây cho thấy oxy có thể làm tăng mức độ tổn thương tim trong NMCT.

nmct1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 26 Tháng 1 2015 20:55

Viêm thận bể thận khí thủng

  • PDF.

Bs CKI Trần Quốc Chiến

Viêm thận bể thận khí thủng (Emphysematous pyelonephritis- EPN) là một nhiễm trùng hoại thư nghiêm trọng của nhu mô thận; nó gây ra khí hình thành ở trong hệ thống góp, nhu mô thận và/hoặc ở các mô quanh thận. Khí chỉ ở trong bể thận, mà không có trong nhu mô thận, thì thường được qui cho là viêm bể thận khí thủng. EPN thường gặp ở những người bị bệnh đái tháo đường, và sự biểu hiện của EPN giống với viêm thận bể thận cấp. Tuy nhiên, diễn biến lâm sàng của EPN có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được nhận ra và không được điều trị một cách nhanh chóng.

Trường hợp khí niệu đầu tiên đã được báo cáo vào năm 1898; kể từ lúc đó, xấp xỉ 200 trường hợp EPN đã được báo cáo. Mặc dầu hầu hết thông tin có được là từ các báo cáo ca bệnh, một vài chuỗi dữ liệu lớn cũng đã được báo cáo. Bài báo này mô tả sinh bệnh học, phân loại, các biến chứng và điều trị EPN dựa vào việc đánh giá lại 05 chuỗi dữ liệu lớn ở 149 bệnh nhân.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:43

Truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính: chiến lược 7g/dL

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Các phương pháp điều trị truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên cấp tính đã thay đổi trong những năm qua. Trong một thời gian, trọng tâm điều trị là tránh hoặc truyền chậm trễ vì khả năng làm tăng huyết áp sẽ gây tái xuất huyết. Tiếp theo là cách tiếp cận tự do đề nghị truyền máu đến một ngưỡng hemoglobin là 10 g / dL. Tuy nhiên dựa trên cơ sở dữ liệu gần đây hơn, các khuyến cáo đã hạn chế và đề nghị một ngưỡng hemoglobin là 7 g / dL.

truyen1

Hiện nay, một nghiên cứu rất quan trọng được thực hiện bởi Villanueva và cộng sự (2013) đã cung cấp tài liệu quan trọng hỗ trợ và biện minh cho chiến lược về điều trị chảy máu cấp đường tiêu hóa trên với ngưỡng 7 g / dL hemoglobin. Họ ghi nhận 921 bệnh nhân chảy máu đường tiêu hóa trên với mức độ trầm trọng và phân chia ngẫu nhiên 461 bệnh nhân được điều trị với một chiến lược hạn chế (truyền ở mức độ hemoglobin <7 g / dL) và 460 với  một chiến lược tự do (truyền ở mức độ hemoglobin <9 g / dL). Phân tầng ngẫu nhiên theo sự hiện diện hay vắng mặt của bệnh lý xơ gan.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:39

Đột quỵ trong can thiệp động mạch vành qua da

  • PDF.

Ths Nguyễn Lương Quang - Khoa Nội TM

MỞ ĐẦU

Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế của mô hình bệnh tật ở Hoa Kỳ. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ là rất giống với những nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, do đó bệnh nhân được can thiệp động mạch vành càng có nguy cơ đột quỵ cao khi làm thủ thuật.

Các thủ thuật can thiệp tim mạch đã và đang là biện pháp ngày càng được áp dụng  để chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch. Đây là thủ thuật xâm lấn và vì vậy sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: biến chứng mạch máu, huyết động, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận do thuốc cản quang và tử vong. Biến chứng đột quỵ liên quan với thủ thuật khác nhau tuỳ theo loại thủ thuật. Các bệnh nhân can thiệp có tỉ lệ biến chứng đột quỵ cao hơn do dùng ống thông can thiệp cứng và lớn so với các thủ thuật chẩn đoán đơn thuần. Biến chứng này tuy hiếm nhưng sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong, gây tàn phế và kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân. Tại Mỹ, hàng năm hơn 2 triệu thủ thuật thông tim nên cũng gây ra hàng ngàn đột quỵ sau cau can thiệp. Bài viết dưới đây sẽ nêu những nét tổng quan về dịch tể, nguyên nhân, dự phòng…chúng tôi ngõ hầu sẽ chia cùng độc giả những những nét rất khái quát về một biến chứng nguy hiểm trong các thủ thuật tại tim mà không phải lúc nào phẫu thuật viên cũng có thể kiểm soát được.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 1 2015 07:12

You are here Đào tạo Tập san Y học