• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Ứng dụng phân loại của Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ 2009 trong theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa

  • PDF.

Ths Phan Hồng Ngọc - Khoa Sản

1. Lịch sử của monitoring sản khoa

Vào thế kỷ thứ XVII, Phillipe Le Gaust người đầu tiên mô tả việc nghe tiếng tim thai trong một bài thơ. Năm 1818, François Mayer, người Thụy Sĩ đã ghi nhận rằng ta có thể nghe được tiếng tim thai khi đặt tai vào thành bụng người mẹ. Năm 1821, một người Pháp Lejumeau de Kergaradec là người đầu tiên nêu lên rằng dựa vào việc nghe tim thai ta có thể chẩn đoán thai nghén, song thai hoặc tư thế của thai trong tử cung [8], [12]. Năm 1917, bác sĩ David Hillis, nhà sản khoa người Mỹ đã dùng ống nghe như kiểu thông thường để nghiên cứu tiếng tim của thai nhi. Cũng vào năm đó, J B Delee tự cho là chính ông ta đã tiến hành việc đó trước. Về sau phương tiện để thăm dò thai nhi có tên chung là Delle - Hillis.

tcg1

Máy monitoring sản khoa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 1 2015 20:15

Kết cục sốc nhiễm khuẩn không tốt hơn với đích huyết áp cao so với huyết áp thấp

  • PDF.

Ths Lê Tự Định - Khoa ICU

Ở những bệnh nhân hồi phục từ sốc nhiễm trùng, đích huyết áp trung bình 80-85 mmHg so với 65-70 mmHg đã không dẫn đến sự khác biệt gì về tỷ lệ tử vong ngày 28 và 90, theo kết quả của một nghiên cứu đa trung tâm được đăng tải trên mạng vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

Chương trình toàn cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn (The Surviving Sepsis Campaign = SSC), khuyến cáo đích huyết áp động mạch trung bình( MAP) tối thiểu là 65 mm Hg trong hồi sức ban đầu ở bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, Tiến sĩ, Bác sĩ y khoa  Pierre Asfar,  làm việc tại khoa ICU Bệnh viện Đại học Angers, Pháp, và các đồng nghiệp đã đưa ra khuyến cáo này từ nghiên cứu SEPSISPAM (Assessment of Two Levels of Arterial Pressure on Survival in Patients With Septic Shock). Tuy nhiên, cho dù đích huyết áp này có hiệu quả nhiều hay ít hơn so với đích huyết áp cao hơn thì chưa được biết.

septic1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:41

Bắc cầu nối động mạch vành so với can thiệp mạch vành qua da cho bệnh nhân bệnh ba thân: Thử nghiệm SYNTAX theo dõi qua năm năm

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Nội TM

bacau1

Bắc cầu nối động mạch vành (CABG) được xem là tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân bệnh ĐMV ba thân, nhưng kết quả so sánh thời gian dài từ các thử nghiệm ngẫu nhiên so phẫu thuật bắc cầu với can thiệp mạch vành qua da (PCI) sử dụng giá đỡ động mạch vành phủ thuốc (DES) vẫn còn hạn chế. Kết quả năm năm của bệnh nhân 3 thân được điều trị bằng phẫu thuật bắc cầu hoặc PCI sử dụng giá đỡ phủ thuốc paclitaxel thế hệ đầu tiên cho rằng phẫu thuật bắc cầu vẫn nên là chăm sóc tiêu chuẩn vì tỷ lệ tử vong, NMCT và tái thông mạch lại thấp hơn ý nghĩa, trong khi tỷ lệ đột quỵ tương tự. Đối với những bệnh nhân có điểm SYNTAX thấp, PCI là chiến lược tái thông mạch chấp nhận được, mặc dù với mức tỷ lệ cao hơn đáng kể lặp lại tái thông mạch.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 15 Tháng 2 2015 20:44

Hướng dẫn quản lý bệnh lý van tim 2014 của AHA/ACC

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội TM

Bệnh lý van tim (BLVT) rất thường gặp trong thực hành lâm sàng. Với sự tiến bộ của y học, đặc biệt trong các lĩnh vực phẫu thuật  và can thiệp tim mạch, bệnh nhân (BN) mắc BLVT đã có nhiều cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Điều này cũng đưa ra yêu cầu đối với các bác sĩ lâm sàng cần có một thái độ, cách nhìn khác trong chẩn đoán và điều trị các BLVT dựa trên các chứng cứ y học nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho BN.

Đây là hướng dẫn cập nhật từ hướng dẫn xử trí BLVT năm 1998 và cập nhật vào năm 2008. Một số khuyến cáo trong những hướng dẫn trước đây sẽ được cập nhật trong khuyến cáo lần này dựa trên những bằng chứng tốt hơn. Trong bài này, chúng tôi có bổ sung một số khuyến cáo hoặc hình ảnh minh họa để giúp quý đồng nghiệp dễ dàng tiếp cận vấn đề hơn.

benhvantim1

Xem tiếp toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 30 Tháng 11 2014 18:31

Nhiễm trùng huyết

  • PDF.

Ths Trương Thị Kiều Loan - Khoa KSNK

Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn có thể có triệu chứng hoặc không, có hoặc không có rối loạn chức năng nội tạng. Nhiễm trùng huyết thường được định nghĩa là sự hiện diện của nhiễm trùng kết hợp với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). Nhiễm trùng huyết  nặng (nhiễm trùng huyết phức tạp do rối loạn chức năng cơ quan); và sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết gây ra suy tuần hoàn cấp tính đặc trưng bởi liên tục hạ huyết áp động mạch mặc dù  bù đầy đủ khối lượng và không giải thích được bởi những nguyên nhân khác.

nhiemmau

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 28 Tháng 11 2014 07:07

You are here Đào tạo Tập san Y học