• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Tiến triển bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân Βeta-thalassemia thể nặng

  • PDF.

Bs. Vũ Thị Lê Thùy- 

TÓM TẮT

Liệu pháp truyền máu thường xuyên và tăng cường hấp thu sắt ở những bệnh nhân mắc bệnh β-thalassemia thể nặng dẫn đến tích tụ sắt dần dần trong các mô của bệnh nhân. Ứ sắt làm gián đoạn chức năng của tế bào β tuyến tụy, làm tăng tình trạng kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu và thúc đẩy bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, béo phì, lối sống ít vận động và tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở những bệnh nhân mắc bệnh β-thalassemia thể nặng. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở những người mắc bệnh β-thalassemia thể nặng đang gia tăng mặc dù đã có nhiều nỗ lực sàng lọc và quản lý. Do đó, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu đầy đủ về cơ sở phân tử liên kết bệnh β-thalassemia thể nặng với sự khởi phát và tiến triển của bệnh ĐTĐ nhằm phát triển các phương pháp sàng lọc và quản lý mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh này, hiện không có dấu ấn sinh học đáng tin cậy nào có thể dự đoán hoặc phát hiện bệnh ĐTĐ ở những bệnh nhân như vậy.

BỐI CẢNH

β Thalassemia là một nhóm bệnh lý hemoglobin di truyền biểu hiện là chuỗi β-globin giảm hoặc không có trong các phân tử hemoglobin, phá hủy các tế bào hồng cầu và thiếu máu nặng. Bệnh này thường gặp nhất ở tiểu lục địa Ấn Độ, Địa Trung Hải, các nước Trung Đông và Đông Nam Á. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thalassemia khác nhau tùy thuộc vào số lượng chuỗi globin bị ảnh hưởng và các đột biến gen cụ thể liên quan. β Thalassemia thể nặng là một trong những dạng bệnh nghiêm trọng nhất và đòi hỏi phải truyền máu thường xuyên để duy trì sự sống cho bệnh nhân.

beta

Xem tiếp tại đây

Cập nhật hướng dẫn phòng ngừa bệnh liên cầu B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh

  • PDF.

BS Đinh Thị Thu Trang - 

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus - GBS) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Yếu tố nguy cơ chính của bệnh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh (Early Onset Disease - EOD) là sự hiện diện GBS ở đường sinh dục và đường tiêu hóa của mẹ. Khoảng 50% mẹ nhiễm GBS sẽ lây truyền cho con, thường xảy ra trong chuyển dạ hoặc sau khi ối vỡ. Nếu không điều trị kháng sinh dự phòng lúc sinh, 1 - 2% trẻ sơ sinh sẽ bị EOD. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: tuổi thai dưới 37 tuần, cân nặng thai nhỏ, vỡ ối kéo dài, nhiễm trùng bào thai, mẹ còn trẻ, và mẹ thuộc chủng tộc da đen.

1. Sàng lọc GBS

  • Thời điểm sàng lọc: giữa 36 0/7 và 37 6/7 tuần tuổi thai.
  • Phương pháp: lấy mẫu âm đạo- trực tràng bằng 1 que tăm bông không dùng mỏ vịt.
  • Không cần lặp lại xét nghiệm nếu đã có kết quả âm tính trong vòng 5 tuần trước sinh.
  • Nếu tiền căn GBS trong lần mang thai trước, nhưng chưa có kết quả sàng lọc hiện tại, cần xem xét điều trị dự phòng.

lcb

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 5 2025 10:53

Cập nhật điều trị xuất huyết tiêu hoá trên không do giãn tĩnh mạch thực quản

  • PDF.

Bs. Trần Thị Minh Thịnh - 

I. Đại cương

Xuất huyết đường tiêu hóa trên (UGIB) vẫn là một trường hợp cấp cứu đường tiêu hóa phổ biến gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Dịch tễ học của UGIB đã thay đổi trong vài thập kỷ qua với sự suy giảm chung của bệnh loét dạ dày tá tràng và sự gia tăng tỷ lệ mắc các nguyên nhân khác bao gồm tổn thương mạch máu và ác tính.

Đánh giá và phân tầng bệnh nhân là rất quan trọng để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân và một số công cụ đánh giá rủi ro đã cho thấy khả năng trong việc xác định nhóm nguy cơ thấp có thể được quản lý như bệnh nhân ngoại trú một cách an toàn. Bất kể nguyên nhân của UGIB là gì, các can thiệp hồi sức chăm sóc vẫn là biện pháp chính ban đầu quan trọng nhất để cải thiện kết quả cho bệnh nhân bao gồm ổn định huyết động, chiến lược truyền máu phù hợp, có hoặc không có thuốc giảm axit, đồng thời cũng cung cấp đánh giá và can thiệp nội soi khẩn cấp sau đó. Ngoài ra, với việc sử dụng ngày càng nhiều thuốc chống huyết khối trong thực hành lâm sàng và nguy cơ xuất huyết liên quan, việc quản lý các thuốc như vậy đã trở thành một thách thức thực sự đối với tất cả các bác sĩ.

Upper-gastrointestinal

Đọc thêm...

Gãy khung chậu - Các phân loại thường dùng

  • PDF.

Bs Nguyễn Trung Hiếu - 

Gãy khung chậu là một loại chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra do các tác động mạnh như tai nạn giao thông, ngã từ độ cao, hoặc tai nạn lao động (như trường hợp của bệnh nhân trong bệnh án). Khung chậu là một cấu trúc xương quan trọng, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong và là nơi gắn của các cơ chi dưới. Do đó, gãy khung chậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm tổn thương các cơ quan nội tạng, sốc mất máu, và các vấn đề thần kinh.

Các tư thế chụp X-quang khung chậu:

Để đánh giá thương tổn của khung chậu, Pennal và Sutherland (1961) đã đề xuất 3 tư thế chụp XQ đánh giá tổn thương khung chậu: tư thế trước -sau, tư thế chụp eo chậu (Inlet) và tư thế chụp tiếp tuyến (Outlet).
- Hình ảnh khung chậu tư thế chụp trước - sau
BN nằm ngửa, tia chụp vuông góc với thân mình tại vùng giữa khungchậu, tư thế này khảo sát được toàn cảnh khung chậu.
+ Cung chậu trước: khảo sát các ngành xương mu, di lệch khớp mu, có thể gặp hình ảnh gãy ngành ngồi mu, ngành chậu mu, doãng khớp mu…
+ Cung chậu sau: các gãy xương vùng khớp cùng chậu, sai khớp cùng chậu, gãy xương cùng (gãy rời các gai xương cùng, gãy ụ nhô), gãy xương cánh chậu, mỏm ngang đốt sống L5….
+ Phát hiện di lệch lên trên của 1/2 khung chậu.
+ Hình ảnh eo chậu méo, biến dạng, mất cân xứng so với bên lành.

- Hình ảnh khung chậu chụp tư thế Inlet

BN nằm ngửa, tia chụp đi chếch từ phía trên đầu xuống giữa khung chậu, tạo một góc 45 độ với trục thân người (tia chụp vuông góc với eo chậu).
Tư thế này khảo sát rõ nhất hình ảnh eo chậu, bờ trên khung chậu, đường chậu lược, các ngành xương mu, khớp cùng chậu, cánh và thân xương cùng. Khi gãy khung chậu có di lệch vòng eo chậu bị biến dạng, mất cân xứng.
Khảo sát các di lệch ra sau của khung chậu, xương cùng, xương cánh chậu, biến dạng xoay trong của 1/2 khung chậu, gãy lún cánh xương cùng.

Xem tiếp tại đây

 

Quá trình phục hồi chức năng sau nối gân

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Hùng - 

1. Vai trò vật lý trị liệu đứt gân ngón tay

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật đứt gân ngón tay có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi chức năng của ngón tay bị tổn thương. Bao gồm:

Ngăn chặn sự hình thành các chất dính, đảm bảo gân trượt tốt và riêng biệt nhau.

Ngăn ngừa teo cơ, phòng ngừa co rút.

Phục hồi phạm vi chuyển động của ngón tay bị thương.

Tăng cường cơ bắp và duy trì các chức năng của bàn tay để giành được chức năng bình thường.

Quá trình phục hồi chức năng sẽ được thực hiện sau khi phẫu thuật nối gân ngón tay và kéo dài đến 3 – 6 tháng. Trong thời gian 3 tuần đầu tiên, việc đeo nẹp và giữ cố định ngón tay được thực hiện liên tục ngay cả khi tập để lành vết thương. Sau đó bỏ nẹp gián đoạn tăng dần trong ngày, đến 6 tuần thì bỏ hoàn toàn. Trong thời gian này bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho tập các bài tập thụ động sớm để cải thiện khả năng cử động.

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 30 Tháng 4 2025 22:00

You are here Đào tạo