• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Gãy mâm chày

  • PDF.

Bs. 

gaymamchay

Xem tại đây

 

Tiếp cận về khuyết sẹo mổ lấy thai: Lý thuyết đến thực hành lâm sàng

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Khi tỷ lệ mổ lấy thai có khuynh hướng tăng dần trên toàn thế giới, người ta bắt đầu lo ngại về những ảnh hưởng dài hạn đến sức khỏe sinh sản sau mổ lấy thai. Những biến chứng sau mổ được đề cập nhiều nhất hiện nay bao gồm nhiễm trùng, tăng nguy cơ xuất huyết và biến chứng cho những thai kỳ sau như nhau bám bất thường, thai bám sẹo mổ lấy thai và vỡ tử cung. Ngoài ra, một trong những ảnh hưởng dài hạn của mổ lấy thai là khuyết sẹo mổ lấy thai (Cesarean section scar defect hay Niche). Kết quả các nghiên cứu đã công bố gần đây cho thấy khuyết sẹo mổ lấy thai có thể là nguyên nhân của xuất huyết tử cung bất thường, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh thậm chí là hiếm muộn thứ phát. Cho đến nay, các tiêu chuẩn chẩn đoán còn bàn cãi, nhưng 83% các chuyên gia trên thế giới đồng thuận với tiêu chuẩn chẩn đoán Delphi.

seomo

Khuyết sẹo mổ lấy thai có thể được chẩn đoán bằng phương pháp chụp buồng tử cung, siêu âm qua ngã âm đạo, siêu âm bơm nước buồng tử cung, nội soi buồng tử cung và chụp cộng hưởng từ, nhưng chẩn đoán phải được thực hiện bằng các xét nghiệm có thể đo độ dày nội mạc tử cung còn lại (residual myometrial thickness: RMT). Mặc dù có một số nghiên cứu hạn chế đánh giá khả năng sinh sản và kết quả sinh sản sau các loại phẫu thuật khác nhau, nhưng cần lưu ý những điểm sau. Phụ nữ không có triệu chứng, phát hiện tình cờ trên siêu âm không cần điều trị. Liệu pháp hormone điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai như một phương pháp điều trị đầu tay về triệu chứng ở những phụ nữ không còn mong con và không có chống chỉ định. Trong trường hợp thất bại hoặc chống chỉ định với điều trị nội khoa, nên tiến hành phẫu thuật tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bao gồm vô sinh, mong muốn hoặc cách khác để bảo tồn tử cung, kích thước của khuyết sẹo mổ lấy thai và phép đo RMT. Nội soi buồng tử cung được coi là phương pháp cắt bỏ hơn là sửa chữa, vì vậy những phụ nữ mong muốn mang thai không nên thực hiện kỹ thuật này trong trường hợp RMT < 3mm. Lợi ích của phương pháp nội soi ổ bụng được đánh giá thích hợp cho những trường hợp mong con và có vai trò cải thiện cho thai kỳ sau. Phụ nữ bị khuyết sẹo mổ lấy thai cần được cung cấp thông tin đầy đủ, bao gồm những thông tin sẵn có của bệnh nhân để có thể lựa chọn trước khi đưa ra quyết định điều trị nào.

Xem tiếp toàn văn tại đây

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí mạch máu tiền đạo theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada năm 2023.

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

I. Mục tiêu

Tóm tắt các bằng chứng hiện tại và đưa ra các khuyến nghị về chẩn đoán và phân loại mạch máu tiền đạo cũng như cách quản lý những phụ nữ có chẩn đoán này.

II. Lợi ích, tác hại và chi phí

Phụ nữ có mạch máu tiền đạo hoặc mạch máu thai nhi nằm thấp có nguy cơ cao gặp phải các kết cục bất lợi cho mẹ và thai nhi hoặc sau sinh. Những kết quả này bao gồm chẩn đoán có thể không chính xác, cần phải nhập viện, hạn chế các hoạt động không cần thiết, sinh sớm và sinh mổ không cần thiết. Tối ưu hóa các phác đồ chẩn đoán và quản lý có thể cải thiện kết quả của bà mẹ và thai nhi hoặc sau sinh.

III. Chẩn đoán

vasa previa 

Các mạch máu của thai nhi không được bảo vệ trong màng ối và dây rốn gần cổ tử cung, bao gồm mạch máu tiền đạo, cần được xác định đặc điểm cẩn thận bằng kiểm tra siêu âm và quản lý dựa trên bằng chứng để giảm thiểu rủi ro cho em bé và người mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 23 Tháng 11 2023 07:38

Đọc thêm...

Cập nhật các khuyến cáo về đánh giá các nguy cơ trong gây mê hồi sức

  • PDF.

Bs Huỳnh Anh Tuấn - 

nguycopt

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 17 Tháng 11 2023 15:53

Kiểm soát tần số tim và nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - 

MỞ ĐẦU

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất ở người lớn, tần suất mắc phải rung nhĩ gia tăng theo tuổi và để lại nhiều gánh nặng về sức khỏe và kinh tế. Việc điều trị rung nhĩ bao gồm quản lý nhiều khía cạnh như dự phòng đột quỵ, kiểm soát triệu chứng, tối ưu hóa điều trị các bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh lý khác kèm theo. Trong đó, vấn đề kiểm soát triệu chứng đang còn tồn tại nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề kiểm soát tần số và kiểm soát nhịp tim. Bài viết này sẽ tóm tắt hướng dẫn quản lý tần số tim cũng như nhịp tim theo các khuyến cáo và nghiên cứu gần nhất nhằm hỗ trợ các bác sĩ có cái nhìn tổng quan và cập nhập hơn trên thực hành lâm sàng.

KIỂM SOÁT NHỊP TIM VÀ TẦN SỐ? DỮ LIỆU TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU HIỆN TẠI

Nghiên cứu EAST APNET 4 trên 2789 bệnh nhân (>18 tuổi) được chẩn đoán rung nhĩ sớm (<12 tháng) với tiêu chí chọn bệnh >75 tuổi kèm theo tiền sử TIA hay nhồi máu não, hoặc đáp ứng 2 trong các tiêu chuẩn sau: >65 tuổi, giới nữ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh lý mạch vành nặng, bệnh thận mạn giai đoạn 3-4, dày thất trái (độ dày thành thất trái thì tâm trương >15mm), suy tim. Những bệnh nhân trên được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên kiểm soát nhịp và kiểm soát tần số, kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát nhịp tim có lợi hơn kiểm soát tần số tim trong việc làm giảm các kết cục tiên phát (tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện do suy tim hay hội chứng vành cấp) và khả năng duy trì nhịp xoang [2]. Nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim và cộng sự với 31220 bệnh nhân (>18 tuổi) với tiêu chí chọn bệnh tương tự cũng cho thấy: hiệu quả của việc kiểm soát nhịp tim càng giảm ở độ tuổi càng cao và kiểm soát nhịp tỏ ra có lợi hơn kiểm soát tần số ở độ tuổi <75 trong việc làm giảm các kết cục tiên phát về tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện vì nhồi máu cơ tim hay suy tim trong khi không có sự khác biệt về mức độ an toàn giữa 2 phương pháp [3]. Trong nghiên cứu EAST APNET 4, tỷ lệ bệnh nhân được can thiệp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim (19,4% vs 9,8%), sự khác biệt này cho thấy vai trò ngày càng lớn của phương pháp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông trong việc giúp cải thiện triệu chứng và tiên lượng của bệnh nhân.

kiémoatnhip

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo