• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Xét nghiệm trong bệnh lý cơ xương khớp và tự miễn

  • PDF.

Bs. Nguyễn Thị Hồng Lê  - 

ĐẠI CƯƠNG

Nhiều bệnh lý cơ xương khơp có bản chất là những rối loạn viêm và tự miễn. Do vậy thăm dò cận lâm sàng, đặc biệt là những xét nghiệm về miễn dịch học, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Tuy nhiên, như bất kỳ chuyên khoa nào, các xét nghiệm chỉ nên được chỉ định và phân tích đánh giá sau khi đã hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng kĩ lưỡng để có chỉ định phù hợp. Chỉ nên chỉ định nếu như những xét nghiệm này thực sự giúp cho việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh. Trong đánh giá xét nghiệm đôi khi cũng cần phải lưu ý là xét nghiệm được làm bằng phương pháp nào bởi vì các phương pháp khác nhau có thể có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau.

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÁP ỨNG VIÊM CẤP

2.1.Tốc độ máu lắng (VS)

Đo tốc độ máu lắng là 1 phương pháp đánh giá nhanh và đơn giản phản ứng viêm của cơ thể, tuy không thật đặc hiệu. TĐLM được xác định bằng tốc độ lắng của hồng cầu (mm/giờ) trong ống nghiệm, phương pháp thường dùng là Westergren. Cần lưu ý là khi máu đã được bảo quản quá lấu trước khi xét nghiệm hoặc ống nghiệm chuẩn để nghiêng có thể dẫn đến tăng TĐLM giả tạo.

Bình thường TĐLM là 0-15mm/h ở nam và 0-20mm/h ở nữ.

Đo TĐLM có ích trong việc đánh giá mức độ viêm và theo dõi tiến triển của bệnh. TĐLM thường tăng trong các bệnh lý viêm,tự miễn,nhiễm khuẩn cũng như 1 số bệnh lý ác tính.

RF

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 18 Tháng 5 2023 10:37

Lao màng não – não

  • PDF.

Bs Lê Thị Hà – 

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

I. CHẨN ĐOÁN LAO NGOÀI PHỔI

Lao ngoài phổi là thể lao khó chẩn đoán - do vậy để tiếp cận chẩn đoán, người thầy thuốc trong quá trình thăm khám người bệnh phải hướng tới và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh lao, phân biệt với các bệnh lý ngoài lao khác và chỉ định làm các kỹ thuật, xét nghiệm để từ đó chẩn đoán xác định dựa trên:

- Các triệu chứng, dấu hiệu ở cơ quan ngoài phổi nghi bệnh.

- Luôn tìm kiếm xem có lao phổi phối hợp không, sàng lọc ngay bằng Xquang phổi. Nếu có lao phổi sẽ là cơ sở quan trọng cho chẩn đoán lao ngoài phổi.

- Lấy bệnh phẩm từ các vị trí tổn thương để xét nghiệm:

  • Tìm vi khuẩn bằng kỹ thuật nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy, Xpert MTB/RIF (với bệnh phẩm dịch não tủy, đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày, dịch (mủ) các màng, mủ tổn thương hạch, xương, tai, khớp,…).
  • Xét nghiệm mô bệnh, tế bào học xác định hình ảnh tổn thương lao.

- Chẩn đoán lao ngoài phổi đơn thuần không kết hợp với lao phổi thường khó khăn, cần dựa vào triệu chứng nghi lao (sốt về chiều kéo dài, ra mồ hôi ban đêm, sút cân); triệu chứng tại chỗ nơi cơ quan bị tổn thương, nguy cơ mắc lao.

- Mức độ chính xác của chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện của các kỹ thuật hỗ trợ như: X-quang, siêu âm, sinh thiết, xét nghiệm vi khuẩn học.

bacteriumtuberculosis

Xem tiếp tại đây

Chẩn đoán và quản lý thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung

  • PDF.

Bs Nguyễn Thế Tuấn - 

ĐỊNH NGHĨA

Thai nhỏ so với tuổi thai ( small for gestational age SGA) khi cân nặng ước đoán của thai (EFW) hoặc chu vi bụng (AC) dưới bách phân vị (BPV) thứ 10 so với khoảng tham chiếu.

Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung ( fetal growth restriction FGR) thường được định nghĩa là thai nhi không đạt mức tăng trưởng tiềm năng được xác định trước. Xác định FGR không đơn giản vì sự tăng trưởng của thai nhi không thể chỉ xác định thông qua một lần đánh giá kích thước của thai nhi.

FGR có thể xảy ra ở 10% các thai kỳ và là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong chu sinh.

Để phân biệt SGA và FGR ở những trường hợp kích thước thai dưới BPV 10 cần kết hợp thêm các chỉ số sinh lý khác. Có nhiều cách để thực hiện, như đánh giá tốc độ tăng trưởng của thai, dùng biểu đồ tăng trưởng hiệu chỉnh, đánh giá vận tốc Doppler tuần hoàn nhau thai và sử dụng các dấu chỉ sinh học.

thaigioihan

Xem tiếp tại đây

 

Migraine tiền đình

  • PDF.

Bs Trình Trung Phong - 

Thuật ngữ migraine tiền đình (vestibular migraine, VM) được sử dụng để mô tả triệu chứng chóng mặt cơn ở những bệnh nhân có tiền sử migraine hoặc có các đặc điểm lâm sàng khác của migraine. Từ năm 1873 đã ghi nhận mối liên hệ giữa chóng mặt  cơn và migraine, nhưng các phân tích về mối liên hệ này chỉ mới bắt đầu trong 20 năm qua. Migraine tiền đình được chấp nhân trong phân loại quốc tế về đau đầu (International Classification of Headache Disorders (ICHD), khi thống nhất xác định cả triệu chứng tiền đình và migraine.

Nhiều thuật ngữ được sử dụng đồng nghĩa bao gồm migraine liên hệ chóng mặt (migraine-associated vertigo), migraine liên hệ bệnh lý tiền đình (migraine-related vestibulopathy), migraine chóng mặt (migrainous vertigo), chóng mặt tái phát lành tính (benign recurrent vertigo) và chóng mặt kịch phát lành tính trẻ em (benign paroxysmal vertigo of childhood) làm nổi bật một số điểm không chắc chắn xung quanh sự hiểu biết về  rối loạn này

Biểu hiện lâm sàng migraine tiền đình khá đa dạng có thể bao gồm chóng mặt thực sự từng cơn, chóng mặt tư thế, mất thăng bằng liên tục, mất thăng bằng liên quan đến vận động và/hoặc choáng váng. Các triệu chứng có thể xảy ra trước khi bắt đầu đau đầu, trong khi đau đầu hoặc phổ biến nhất là trong khoảng thời gian không đau đầu. Do đó, nhiều bệnh nhân bị migraine có triệu chứng chóng mặt hoặc choáng váng hơn là đau đầu.

Migraine tiền đình khác  với migraine aura thân não (MBA) trước đây gọi là migraine thân nền là những cơn đau đầu bắt đầu ở thân não phần dưới của não. Chúng gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhìn đôi và mất phối hợp còn gọi là aura, có thể xảy ra khoảng 10 phút đến 45 phút trước khi bị đau đầu. Cơn đau đầu của MBA thường bắt đầu ở một bên đầu, sau đó dần dần lan rộng và mạnh hơn, kéo dài từ 4 đến 72 giờ Bệnh nhân migraine tiền đình thường không có các triệu chứng thần kinh khác và thậm chí có thể không bị đau đầu kèm theo các cơn chóng mặt.

vestibular-migraines

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 27 Tháng 4 2023 17:48

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn IV không thể phẫu thuật

  • PDF.

Bs Bùi Thị Thuỷ Tiên - 

Điều trị bước 1:

Liệu pháp kháng sinh mạch kết hợp với hoá trị được khuyến cáo đầu tay, trừ khi có chống chỉ định

•Ở phần lớn bệnh nhân, điều trị đầu tay sẽ bao gồm hoá trị bộ đôi [FOLFOX, leucovorin–5-FU–irinotecan (FOLFIRI), capecitabine–oxaliplatin (CAPOX)] kết hợp với chất kháng sinh mạch (VEGF; bevacizumab) hoặc anti-EGFR mAb (cetuximab hoặc panitumumab)

•Tegafur–gimeracil–oteracil (S-1) là một lựa chọn thay thế khi không thể hoá trị dựa trên 5-FU hoặc capecitabine đường tĩnh mạch do độc tính trên tim và/hoặc hội chứng tay chân miệng

•Xác định tình trạng đột biến RAS trên sinh thiết khối u (hoặc thông qua sinh thiết lỏng nếu không có mẫu khối u) là bắt buộc để quyết định hướng điều trị tốt nhất

• Khối u có đột biến RAS hoang dã nằm ở vị trí bên trái, hoá trị bộ đôi cộng với anti-EGFR mAb (cetuximab hoặc panitumumab) là lựa chọn ưu tiên

° Anti-EGFR mAbs có thể được kết hợp với FOLFOX hoặc FOLFIRI

° Sự kết hợp cetuximab– capecitabine hoặc hoá trị dựa trên 5-FU không khuyến cáo do tăng tác dụng phụ và ít hiệu quả

° Ở những bệnh nhân già yếu hoặc có khối u bên trái và đột biến RAS hoang dã không thể chịu đựng được hoá trị, đơn trị liệu với anti-EGFR mAb có thể là một lựa chọn

° Bộ ba (ví dụ: FOLFOXIRI) kết hợp với kháng EGFR không được khuyến nghị

• Khối u nằm bên phải có đột biến RAS hoang dã, hoá trị ± bevacizumab là lựa chọn ưu tiên, mặc dù có thể sử dụng hoá trị bộ đôi với cetuximab hoặc panitumumab trong những trường hợp cần đáp ứng cao hơn

• Bevacizumab có thể được kết hợp với fluoropyrimidine, irinotecan- hoặc oxaliplatin (FOLFOX, CAPOX, FOLFIRI) hoặc bộ ba (FOLFOXIRI)

° Không nên kết hợp anti-VEGF mAbs với anti-EGFR mAbs

° FOLFOXIRI–bevacizumab có thể là một lựa chọn cho một số bệnh nhân có PS tốt không có bệnh đi kèm

° Bộ ba, bao gồm cả FOLFOXIRI, không được sử dụng cho bệnh nhân > 75 tuổi, PS2 hoặc có bệnh kèm

° Trong các trường hợp như (khi mục tiêu là thu nhỏ khối u hoặc ung thư đại tràng bên phải với các đột biến BRAF V600E), FOLFOXIRI–bevacizumab nên được xem xét, nhưng hoá trị bộ đôi cộng với bevacizumab có thể mang lại kết quả tương tự

• Ở những bệnh nhân có bệnh đi kèm, tuổi cao hoặc bệnh di căn không thể điều trị khỏi bệnh và không có triệu chứng đáng kể liên quan đến bệnh, có thể sử dụng đơn trị liệu bằng fluoropyrimidine ± bevacizumab

k daitrang1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 4 2023 11:14

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV