• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Đào tạo nhân viên BV

Nguyên tắc điều trị chung đối với nhiễm trùng liên quan đến gãy xương: khuyến nghị từ nhóm chuyên gia quốc tế

  • PDF.

BS Nguyễn Thành Tướng - 

Tóm tắt

Nhiễm trùng liên quan đến gãy xương (FRI) vẫn là một biến chứng đầy thách thức, tạo ra gánh nặng lớn cho bệnh nhân chấn thương chỉnh hình, gia đình họ và bác sĩ điều trị cũng như cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Việc tiêu chuẩn hóa chẩn đoán FRI còn kém, khiến việc thực hiện và so sánh các nghiên cứu trở nên khó khăn.

Nhìn chung, hai khái niệm phẫu thuật chính được xem xét, dựa trên thực tế là các thiết bị cố định gãy xương chủ yếu nhằm mục đích củng cố gãy xương và có thể được loại bỏ sau khi lành vết thương, trái ngược với nhiễm trùng quanh khớp nhân tạo nếu cấy ghép là vĩnh viễn. Khái niệm đầu tiên bao gồm việc lưu giữ mô cấy ghép và khái niệm thứ hai bao gồm việc tháo bỏ mô cấy ghép (gãy xương đã lành) hoặc thay thế mô cấy ghép (gãy xương không lành). Trong cả hai trường hợp, việc lấy mẫu mô sâu để kiểm tra vi sinh là bắt buộc. Các khía cạnh chính của việc quản lý phẫu thuật FRI là cắt lọc kỹ lưỡng, súc rửa bằng nước muối sinh lý, ổn định ổ gãy, quản lý khoảng chết và che phủ mô mềm đầy đủ. Việc sử dụng kháng sinh tại chỗ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp FRI, nên bắt đầu điều trị bằng kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sau khi lấy mẫu mô. Sau đó, điều này cần được điều chỉnh theo kết quả nuôi cấy càng sớm càng tốt. Cuối cùng, nên theo dõi tối thiểu 12 tháng sau khi ngừng điều trị. 

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 30 Tháng 12 2024 14:01

Viêm mũi xoang do nấm

  • PDF.

BS. Trịnh Minh Thiện - 

VIÊM MŨI XOANG DO NẤM

1. Định nghĩa

Là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang do vi nấm.

2. Cơ chế bệnh sinh

Khi một bào tử nấm xâm nhập vào mũi xoang qua đường hít phải vào hoặc qua đường khác thì nấm gây ra sự thách thức đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ. Cơ chế đề kháng của cơ thể vật chủ đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ các cơ quan của cơ thể chống lại sự xâm nhập của nấm. Nấm thường nằm im tại chỗ trong mũi xoang ở trạng thái nghỉ, không hoạt động chuyển hóa trong cơ thể vật chủ, sau đó bào tử nảy mầm và lớn lên sinh ra thể sợi để xâm

nhập vào mô. Sợi nấm, bào tử, bào tử đính, hoặc tế bào nấm men mỗi loại có một đặc trưng kháng nguyên khác nhau và mỗi loại được cơ thể vật chủ xác định một kiểu đáp ứng miễn dịch khác nhau. Nó chỉ gây bệnh khi có những yếu tố thuận lợi, đó là những yếu tố làm giảm thông khí mũi xoang và làm giảm dẫn lưu vận chuyển niêm dịch của mũi xoang như:

  • Tắc lỗ thông xoang do viêm mũi xoang mạn tính
  • Polyp mũi
  • Dị hình trong mũi xoang

Vì vậy cơ chế bệnh sinh cơ bản của nấm là:

  • Khả năng thích ứng của nấm với môi trường và tổ chức của vật chủ.
  • Sức chịu đựng của nấm chống lại hoạt động phân giải của hệ thống đề kháng vật chủ.

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 29 Tháng 12 2024 07:43

Giảm đau trong phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

  • PDF.

Bs Lê Tấn Tịnh - 

1. Giới thiệu

Tình trạng đau gối nghiêm trọng, thường do viêm xương khớp, ngày càng gia tăng do dân số già đi và sự gia tăng các tình trạng gây viêm, chẳng hạn như béo phì. Đau gối có triệu chứng là gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn, như vật lý trị liệu, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), steroid nội khớp, tiêm acid hyaluronic và tiêm quanh khớp không hiệu quả, phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Không có gì ngạc nhiên khi số lượng TKA được thực hiện không ngừng tăng lên.

Có rất nhiều bài đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp đã được công bố đánh giá các biện pháp can thiệp giảm đau riêng lẻ đối với TKA. Hơn nữa, một số ấn phẩm cung cấp ý kiến ​​chung và hướng dẫn để quản lý cơn đau sau phẫu thuật TKA. Tuy nhiên, TKA vẫn là một phẫu chỉnh hình lớn liên quan đến cơn đau sau phẫu thuật nghiêm trọng và có thể dẫn đến cơn đau dai dẳng ở 15 đến 20% bệnh nhân. Điều quan trọng là sự kết hợp tốt nhất của các biện pháp can thiệp để giảm đau đa phương thức tối ưu vẫn chưa rõ ràng.

Nhóm làm việc PROSPECT (PROcedure SPEcific Postoperative Pain ManagemenT) là sự hợp tác toàn cầu của các phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê, xây dựng các khuyến nghị cụ thể theo loại phẫu thuật để quản lý cơn đau sau các ca phẫu thuật phổ biến.

Xem tiếp tại đây

Phục hồi chức năng chấn thương tuỷ sống cổ

  • PDF.

Bác sĩ Trần Thị Tâm - 

1. Đại cương

Chấn thương cột sống cổ là một trong các cấp cứu thường gặp, nó để lại nhiều biến chứng ,di chứng nặng nề , là gánh nặng cho gia đình và xã hội .

Tổn thương tuỷ cổ gây tình trạng liệt hoặc giảm vận động tứ chi kèm rối loạn cảm giác, hô hấp, bàng quang, đường ruột, dinh dưỡng...

Việc điều trị chấn thương cột sống cổ là sự phối hợp của hồi sức ,ngoại khoa, Phục Hồi Chức Năng , đặc biệt là các trường hợp chấn thương cột sống có tổn thương tuỷ sống

2. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân gây chấn thương cột sống cổ rất đa dạng , tuy nhiên phổ biến nhất là chấn thương đột ngột như tai nạn giao thông , tai nạn lao động ,tai nạn sinh hoạt hoặc chấn thương thể thao ….
  • Do các bệnh của tuỷ sống: Viêm tuỷ cắt ngang, xơ tuỷ rải rác, u tuỷ sống
  • Các biến dạng của tư thế cột sống: vẹo cột sống, gù, thoát vị đĩa đệm cột sống, lao cột sống...
  • Bệnh mạch máu hay huyết khối mạch tuỷ

tuysongco

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 28 Tháng 12 2024 09:14

Cập nhật chẩn đoán điều trị co thắt tâm vị theo khuyến cáo của Hội tiêu hoá Châu Âu 2020

  • PDF.

Bs Bùi Thị Bích Liễu - 

TỔNG QUAN ĐỊNH NGHĨA, DỊCH TỄ, TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Định nghĩa và tình hình dịch tễ:

Co thắt tâm vị là một bệnh lý hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng mất vận động thực quản và giảm khả năng giãn của cơ thắt thực quản dưới (LES).

Dịch tễ:

  • Tỷ lệ mới mắc hằng năm ước tính: 1,1-2,2/ 100000 người.
  • Tỷ lệ hiện mắc chung: 10-15,7/100000 người.
  • Nam= Nữ
  • Độ tuổi 25-60 tuổi

2. Triệu chứng lâm sàng:

  • Nuốt nghẹn: bệnh nhân thường than phiền nhiều nhất về triệu chứng nuốt nghẹn với cả thức ăn lỏng và thức ăn đặc. Nuốt nghẹn trong co thắt tâm vị không xuất hiện tuần tự từ thức ăn đặc đến thức ăn lỏng như với bệnh lý ung thư thực quản mà xuất hiện đồng thời, ngẫu nhiên với cả các loại thức ăn lỏng và đặc. Triệu chứng nuốt khó cũng không xuất hiện liên tục trong suốt đời sống của người bệnh.
  • Đau ngực: đau ngực âm ỉ vùng phía sau xương ức tương ứng với đường đi của thực quản trong lồng ngực. Đau ngực tăng lên sau khi nuốt, do thức ăn ứ đọng lâu ngày ở thực quản.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, ợ hơi, ợ chua, hơi thở có mùi do thức ăn cũ tồn đọng trong thức quản.
  • Sụt cân, suy kiệt: khi co thắt tâm vị tiến triển kéo dài nhưng không được phát hiện và điều trị, người bệnh dễ trở nên gầy gò và suy kiệt do thức ăn không xuống được dạ dày để được tiêu hóa và hấp thu.
  • Biểu hiện tại đường hô hấp: khi thức ăn trào ngược vào đường hô hấp, người bệnh có thể có các biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như ho, khó thở, đau ngực tăng lên, sốt cao trong bối cảnh viêm phổi hoặc áp xe phổi.

cothattamvi

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 12 2024 10:47

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV